Vào những mùa nắng nóng “nhiệt miệng” thường trở lại, hăm he, rình rập. Khi bị nhiệt miệng người bệnh sẽ bị ám ảnh bởi những cơn đau nhức, sưng tấy, khó chịu do bệnh gây ra. Tuy nhiên, nếu áp dụng cách trị nhiệt miệng trong 1 ngày sẽ giúp người bệnh thoát khỏi các tình trạng trên. Muốn biết phương pháp đó là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
6 Cách trị nhiệt miệng trong 1 ngày
Nhiệt miệng là một trong những bệnh lý khá phổ biến hiện nay. Số trường hợp mắc bệnh không ngừng tăng mỗi ngày, làm cho nhiều người luôn cảm thấy hoang mang lo sợ. Mặc dù căn bệnh này không ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ, tuy nhiên khi mắc bệnh ít nhiều cuộc sống sinh hoạt sẽ bị xáo trộn.
Một số biểu hiện phổ biến của bệnh như, vết loét ở niêm mạc môi, má, lưỡi,… với kích thước dưới 1cm. Những vết loét này thường có màu trắng, vàng, đỏ tại mô mềm, dẫn đến những người bị bệnh thường đau nhức khó chịu. Người bệnh có thể áp dụng các cách dưới đây để chữa khỏi bệnh trong một ngày.
Súc miệng bằng nước muối sinh lý (hoặc nước muối tự pha)
Một vài nghiên cứu hiện nay cho thấy, nước muối có tính sát khuẩn, kháng viêm rất tốt. Đây là dược liệu lành tính, giúp thu nhỏ các vết thương bên trong khoang miệng. Tự giác súc miệng bằng nước muối hàng ngày sẽ giảm nhanh các cơn đau rát, viêm loét ở miệng, tránh tình trạng cơ thể bị nhiệt miệng.
Đây là cách được nhiều bác sĩ khuyên áp dụng khi bị nhiệt miệng. Bệnh nhân có thể làm nước muối để súc miệng tại nhà hoặc mua các bịch nước muối sinh lý ở quầy thuốc tây để tiện cho việc sử dụng và kiểm soát các bệnh về răng miệng như viêm lợi, viêm nha chu, viêm nướu,…
Nguyên liệu cần có:
- Muối ăn
- Nước ấm
Hướng dẫn cách thực hiện:
- Dùng 5g muối ăn hoà chung với 230ml nước ấm
- Khuấy đều hỗn hợp và tiến hành sử dụng trong khoảng 15 – 30 giây
- Thực hiện thường xuyên đều đặn 2 – 3 lần/ngày để sớm cải thiện triệu chứng nhiệt miệng
Mật ong nguyên chất
Mật ong từ xưa đã được biết đến với công dụng chống viêm, sát khuẩn, hỗ trợ điều trị bệnh nhiệt miệng, viêm nha chu rất tốt. Chỉ cần thực hiện biện pháp này trong một ngày, các triệu chứng liên quan đến bệnh nhiệt miệng sẽ nhanh chóng được cải thiện. Theo đông y mật ong có tính ấm, vị ngọt. Đặc biệt, nguyên liệu này có khả năng làm diệu vòm họng rất tốt, thu nhỏ vết loét, giảm đau rát ở niêm mạc miệng. Khi thực hiện, người bệnh cần áp dụng đúng phương pháp để sớm thoát khỏi các cơn đau rát do bệnh nhiệt miệng gây ra.
Nguyên liệu cần có
- Mật ong
- Nước ấm
- Tinh bột nghệ
Hướng dẫn thực hiện:
+Cách 1: Thoa trực tiếp mật ong lên vết loét
- Bạn chọn đúng mật ong nguyên chất và thoa chúng lên niêm mạc bị lở loét
- Mỗi ngày, thực hiện 4 lần sẽ giúp các dưỡng chất bên trong mật ong thấm đều vào vết thương và làm lành các thương tổn ở khoang miệng
+Cách 2: Uống nước trà mật ong
- Mỗi ngày thưởng thức một tách trà nóng pha thêm một ít mật ong nguyên chất
- Khuấy đều hỗn hợp và dùng mỗi ngày sẽ cải thiện tình trạng bệnh hiệu quả
+Cách 3: Kết hợp mật ong và tinh bột nghệ
- Dùng mật ong hòa chung với tinh bột nghệ theo tỉ lệ 1:1
- Dùng hỗn hợp đắp trực tiếp lên vết nhiệt miệng
- Khoảng 15 phút sau, súc lại miệng cho sạch
- Áp dụng phương pháp này 2-3 lần/ngày để giảm nhanh tình trạng nhiệt miệng hiệu quả
Chữa nhiệt miệng bằng bột sắn dây
Rất nhiều người không khỏi hoang mang khi tôi nói nguyên liệu này có thể chữa được nhiệt miệng. Theo y học cổ truyền sắn dây còn được gọi là cát căn. Một nguyên liệu có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, ngăn ngừa và phòng chống các tổn thương do gan gây ra như mụn nhọt, nhiệt miệng, lở loét,… Đây là phương pháp dân gian công hiệu đối với các triệu chứng nhiệt miệng nhưng không phù hợp cho một số đối tượng mắc các triệu chứng ung thư vú, đái tháo đường hay đang sử dụng thuốc tamoxifen.
Nguyên liệu cần dùng
- Bột sắn dây
- Nước sôi
Hướng dẫn cách thực hiện
- Cho 2 – 3 thìa bột sắn dây vào nước sôi
- Khuấy đều hỗn hợp này lên
- Điều chỉnh độ đặc, loãng sao cho phù hợp với phong cách ăn uống
- Sử dụng hỗn hợp này mỗi ngày, trong quá trình chế biến bột càng nhiều thì độ quán dẻo càng tăng
Quả khế chua trị nhiệt miệng
Theo quan điểm của Đông y, khế có vị chua, tính bình. Nó có tác dụng hiệu quả trong việc điều trị long đờm, kháng viêm, lợi tiểu,… Các nghiên cứu y học hiện đại cho thấy, trong khế có chứa hoạt chất axit oxalic, vitamin B1, B2, A, C, khoáng chất (Ca, K, Na, Fe,…). Đây là những chất tốt nhất trong việc điều trị thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm, kháng khuẩn.
Chính vì vậy mà các bệnh nhân mắc bệnh nhiệt miệng có thể an tâm sử dụng khế như một phương thuốc điều trị nhiệt miệng một cách tự nhiên. Với những người thường xuyên giao tiếp, cũng nên tránh dùng cách này nhiều, vì lượng axit trong khế có thể ảnh hưởng đến vòm họng khi nói chuyện.
Nguyên liệu cần dùng
- Quả khế chua
- Nước sôi
Hướng dẫn cách thực hiện
- Rửa sạch khế chua với nước và sắt thành từng miếng nhỏ
- Cho 500ml nước sôi vào khế rồi đun với lửa nhỏ
- Đun trong vòng 5 phút rồi tắt bếp
- Đợi khi nguội, lấy nước cho vào chai và dùng nước đó súc miệng hàng ngày
- Mỗi ngày, có thể dùng nước này súc miệng từ 3 – 4 lần để cải thiện triệu chứng nhiệt miệng
Cây cỏ mực
Cây cỏ mực là một trong những nguyên liệu có thể điều trị nhiệt miệng trong một ngày. Cây cỏ mực hay dân gian còn gọi là cây nhọ nồi có tác dụng tốt trong việc cầm máu, sát khuẩn. Điều trị nhiệt miệng bằng cỏ mực là phương pháp dân gian được nhiều người áp dụng.
Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể sử dụng phương pháp này để điều trị nhiệt miệng. Dùng cỏ mực điều trị nhiệt miệng chỉ có tác dụng khi vết thương chỉ ở mức độ vừa và nhỏ, còn những vết loét nghiêm trọng hơn thì đây không phải là phương pháp tốt dành cho bạn.
Nguyên liệu cần chuẩn bị
- Cây cỏ mực
- Nước lọc
Hướng dẫn cách thực hiện
- Đem nguyên liệu rửa sạch, rồi chờ ráo nước
- Xoay nhiễn hoặc giã nát cây cỏ mực
- Vắt lấy nước cốt, sau đó dùng tăm bông để chúng thấm loại nước này
- Thoa trực tiếp lên vết loét ở miệng
- Thực hiện đều đặn từ 2 – 3 lần/ngày
- Trong quá trình dùng phương pháp này, người bệnh cần hạn chế ăn uống và nói chuyện để sớm cải thiện các triệu chứng của bệnh nhiệt miệng một cách hiệu quả nhất
Chữa nhiệt miệng bằng oxy già
Oxy gia hay còn được gọi là peroxide 1 dung dịch sát khuẩn có công dụng làm sạch vết thương một cách hiệu quả. Khi dùng nó bôi lên vết thương bạn sẽ cảm thấy sủi bọt trắng và có cảm giác đau khá mạnh.
Tuy có tác dụng sát khuẩn hiệu quả nhưng đây được xem là phương pháp bạn cần hạn chế dùng nhất bởi oxy già có thể tiêu diệt cả bạch cầu trong cơ thể, ngoài ra nó còn làm tổn thương các tế bào khỏe mạnh xung quanh, qua đó trực tiếp làm giảm khả năng phục hồi vết thương.
Phòng ngừa nhiệt miệng hiệu quả
Ông bà ta thường có câu “phòng bệnh hơn chữa bệnh” , nếu bạn biết nguyên nhân gây ra nhiệt miệng và phòng tránh nó ngay từ đầu thì bạn cũng sẽ thoải mái hơn và không bị căn bệnh này làm phiền nhiều lần.
- Uống đủ nước mỗi ngày
- Ăn nhiều rau xanh và chất xơ
- Xây dựng thói quen vệ sinh chăm sóc răng miệng đều đặn
- Thường xuyên bổ sung các loại vitamin khác nhau
- Tránh để cơ thể bị stress, áp lực
Hy vọng với những quan điểm trên đây, một phần nào đó có thể giúp bạn thoát khỏi nỗi sợ bị nhiệt miệng. Bên cạnh đó nếu thực hiện một lối sống sinh hoạt tốt, dinh dưỡng và tập luyện điều độ, thì bạn sẽ không cần lo đến bệnh nhiệt miệng nữa.