Răng hô là một dạng sai lệch khớp cắn trong nha khoa cần được khắc phục để cải thiện thẩm mỹ gương mặt cũng chức năng ăn nhai sau này. Bài viết này giúp các bạn tìm hiểu các ảnh hưởng do răng hô gây ra và chi tiết các phương pháp điều trị hô răng.
Bị hô răng có ảnh hưởng gì không?
Ảnh hưởng về mặt thẩm mỹ và tướng số
Răng hô trước hết sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến thẩm mỹ, gây mất cân đối cho gương mặt và khiến nụ cười trở nên kém duyên hơn. Điều này khiến người mang khuyết điểm này trở nên tự ti, ngại giao tiếp với mọi người xung quanh từ đó gây ảnh hưởng lớn tới hiệu quả công việc và chất lượng cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.
Trong nhân tướng học, răng hô bị coi là nét tướng xấu. Người có răng hô thường có tính cách nóng nảy, bốc đồng dễ gây mâu thuẫn với người xung quanh, hôn nhân thiếu thuận hòa. Xét về khía cạnh công việc, những người có răng hô vẩu làm việc thiếu kế hoạch, hay bỏ dở giữa chừng nên khó đạt được thành công.
Ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai
Răng hô là một dạng sai lệch khớp cắn khiến cho hai hàm không thể khít sát với nhau. Điều này sẽ ít nhiều ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai, khiến bạn gặp khó khăn trong việc xé nhỏ thức ăn, ăn không ngon miệng và không tốt cho đường tiêu hóa.
Nguy cơ gặp chấn thương
Răng hô thường mọc chìa ra phía ngoài, do đó làm tăng nguy cơ bị chấn thương hoặc chịu tác động của ngoại lực trong quá trình sinh hoạt hàng ngày. Không những vậy, răng hàm dưới có thể chạm vào nướu hàm trên gây tổn thương cho nướu.
Vệ sinh răng miệng khó khăn
Người có tình trạng răng hô thường dễ mắc các bệnh lý răng miệng như viêm lợi, hôi miệng, sâu răng, viêm tủy,… Nguyên nhân là do răng hô, có thể kèm theo khấp khểnh, không đều sẽ khiến bàn chải và chỉ nha khoa khó tiếp cận tới mọi vị trí của răng, tạo điều kiện cho vi khuẩn dễ dàng hoạt động, sinh sôi ở các vị trí này và gây ra các vấn đề răng miệng.
Gây trở ngại trong phát âm
Do phần hàm không khớp nên người bị hô răng có thể gặp khó khăn trong việc phát âm tròn vành, rõ chữ, gây ảnh hưởng không tốt trong công việc và cuộc sống hàng ngày.
Bị hô răng phải làm sao?
Phương pháp điều trị răng hô sẽ phụ thuộc vào tình trạng răng, nguyên nhân khiến răng bị hô cũng như mong muốn về kết quả chỉnh nha của mỗi người. Thông thường, có 3 phương pháp chính được lựa chọn để điều trị răng hô là:
- Niềng răng hô (dành cho những người bị hô do răng và xương răng)
- Phẫu thuật hàm (dành cho những người bị hô do quá phát triển xương hàm)
- Kết hợp giữa niềng răng và phẫu thuật hàm (dành cho những người bị hô do cả răng và hàm)
Niềng răng hô
Niềng răng là phương pháp cải thiện răng hô phổ biến và được khuyến khích áp dụng hiện nay.
Bản chất của niềng răng là sử dụng các khí cụ nha khoa để tạo áp lực lên răng, giúp nắn chỉnh các răng sai lệch và đưa răng về đúng vị trí trên cung hàm. Do đó, niềng răng đem lại hiệu quả nắn chỉnh răng hô cao mà vẫn bảo tồn răng thật một cách tối đa, nhờ đó vừa đảm bảo tính thẩm mỹ, vừa an toàn cho người niềng.
Phương pháp niềng răng hô sẽ phù hợp với trường hợp hô có nguyên nhân là do răng, đặc biệt là những trường hợp răng lệch lạc nhiều, hô nặng.
Có 2 phương pháp niềng răng hô phổ biến hiện nay là niềng răng mắc cài và niềng răng trong suốt.
Niềng răng mắc cài
Niềng răng mắc cài có 3 loại chất liệu chính:
- Mắc cài kim loại
- Mắc cài sứ
- Mắc cài pha lê
Các loại mắc cài này có thể thiết kế theo dạng truyền thống kết hợp với dây cung và dây chun hoặc mắc cài cải tiến có chốt đóng mở tự động (không cần dùng dây chun).
Mắc cài kim loại:
Ưu điểm:
- Lực kéo răng mạnh, ổn định giúp đạt được hiệu quả chỉnh nha tốt, thời gian điều trị ngắn.
- Không yêu cầu quá cao về máy móc, thiết bị.
- Cấu trúc dây thun có thể nhiều màu sắc, rất thích hợp với trẻ em.
- Chi phí rẻ nhất trong các loại mắc cài hiện nay.
Nhược điểm
- Tính thẩm mỹ kém vì lộ rõ mắc cài trên răng.
- Dễ xảy ra các vấn đề như bong sút, bung bật dây cung khi ăn nhai mạnh hoặc hoạt động mạnh.
- Chất liệu kim loại có thể gây kích ứng răng miệng với một số người nhạy cảm.
Mắc cài sứ:
Ưu điểm
- Có tính thẩm mỹ cao hơn mắc cài kim loại do có màu sắc tương tự như màu răng thật.
- Chất liệu sứ lành tính với răng miệng và cơ thể.
- Các cạnh mắc cài bo tròn mềm mại, hạn chế tổn thương mô mềm trong miệng
- Lực kéo nhỏ hơn mắc cài kim loại, giảm đau khi siết răng
Nhược điểm:
- Giá thành cao hơn so với mắc cài kim loại.
- Chân đế mắc cài sứ có thể bị nhiễm màu nếu không được vệ sinh đúng cách.
- Do làm bằng vật liệu sứ nên có thể bị vỡ, sứt mẻ nếu va chạm mạnh.
- Mắc cài sứ có độ dày lớn hơn mắc cài kim loại nên có thể khiến người dùng cảm thấy cộm vướng hơn
Đọc thêm: Nên niềng răng mắc cài kim loại hay sứ?
Mắc cài pha lê:
Ưu điểm:
- Trong suốt, có tính thẩm mỹ tương đối tốt.
- Chất liệu lành tính với cơ thể.
- Có độ dày nhỏ hơn mắc cài sứ.
Nhược điểm:
- Mắc cài pha lê vẫn có thể nứt vỡ nếu tác động lực mạnh.
Niềng răng trong suốt
Niềng răng trong suốt là phương pháp sử dụng những khay niềng bằng nhựa giống như khuôn răng thay cho mắc cài. Khay niềng sẽ tác động lực nhẹ nhàng và nhất quán lên mọi bề mặt của răng giúp răng dịch chuyển về đúng vị trí mong muốn trên cung hàm.
Niềng răng trong suốt đem lại hiệu quả thẩm mỹ cao, người dùng hoàn toàn không cần lo lắng bị lộ khay niềng hay khí cụ chỉnh nha dù tiếp xúc ở khoảng cách gần, nhờ đó giúp bạn thoải mái và tự tin khi giao tiếp. Bên cạnh đó, khi niềng răng trong suốt, bạn sẽ dễ vệ sinh răng miệng và ăn uống vì chúng có thể tháo lắp dễ dàng.
Nhược điểm của phương pháp này là chi phí cao nhất trong tất cả các loại niềng răng hiện nay. Người dùng cần phải tuân thủ nghiêm túc việc đeo khay niềng đủ số giờ mỗi ngày (22h/ngày) để khay niềng phát huy hiệu quả của nó.
Không phải loại niềng răng trong suốt nào cũng có thể can thiệp được những sai lệch răng phức tạp. Hiện nay, Invisalign là loại niềng răng trong suốt chất lượng hàng đầu, có thể nắn chỉnh mọi sai lệch khớp cắn từ đơn giản tới phức tạp. Các loại niềng răng được làm từ nhựa cấp thấp và không có sự hỗ trợ của công nghệ hiện đại chỉ có thể nắn chỉnh được những trường hợp răng hô nhẹ.
Tìm hiểu thêm: 4 loại niềng răng trong suốt phổ biến ở Việt Nam hiện nay
Phẫu thuật hàm
Phẫu thuật hàm là phương pháp điều trị tốt nhất để khắc phục răng hô do hàm. Phương pháp này đem lại hiệu quả nhanh chóng nhưng yêu cầu bác sĩ thực hiện cần có chuyên môn cao, thiết bị y tế hiện đại để đảm bảo quá trình phẫu thuật hàm chính xác, an toàn nhất. Người thực hiện cũng phải chịu nhiều đau đớn và cần thời gian phục hồi tương đối dài.
Ở phương pháp này, các bác sĩ sẽ gọt xương hàm trên hoặc hàm dưới để điều chỉnh sự bất thường của xương hàm, sau đó cố định xương bằng nẹp vít. Những ngày đầu, bệnh nhân có thể thấy hàm bị đau và sưng tấy. Sau 10 ngày, tình trạng này sẽ giảm bớt. Sau 6 tuần, vết thương sẽ lành, hết sưng. Sau 3 – 6 tháng, xương sẽ lành hoàn toàn.
Chi phí cho các ca phẫu thuật hô hàm dao động từ 60 – 150 triệu, tùy thuộc vào mức độ phức tạp.
Niềng răng kết hợp phẫu thuật hàm
Trong trường hợp răng hô do cả răng và hàm, bác sĩ có thể chỉ định kết hợp niềng răng và phẫu thuật hàm để đem lại hiệu quả chỉnh nha tốt nhất.