Nguyên nhân, cách điều trị nổi mề đay sau khi sinh

Các chị em sau sinh thường gặp nhiều vấn đề về sức khỏe trong đó có nổi mề đay do mất cân bằng nội tiết tố. Tuy nhiên giai đoạn này các mẹ cần vô cùng cẩn trọng khi sử dụng thuốc và các sản phẩm điều trị vì nó có thể ảnh hưởng xấu đến cả mẹ lẫn con.

Vậy nguyên nhân gây ra tình trạng này là gì? Cách điều trị nổi mề đay sau khi sinh cho các mẹ bỉm đơn giản, lành mạnh tại nhà như thế nào? Hãy cùng nhau tìm hiểu trong bài viết này nhé!

Nổi mề đay sau sinh là bệnh gì?

Sau sinh, nội tiết tố trong cơ thể phụ nữ có những thay đổi đáng kể. Bên cạnh đó, hệ miễn dịch và sức khỏe cũng suy giảm khiến cho phụ nữ sau sinh dễ mắc phải vấn đề về sức khỏe, trong đó có nổi mề đay. Tình trạng này đặc trưng bởi các nốt ban đỏ kèm triệu chứng ngứa, nóng rát, khó chịu.

Theo định nghĩa từ các chuyên gia, nổi mề đay sau sinh là một dạng phản ứng viêm của da hình thành khi hệ miễn dịch của cơ thể phản ứng với một tác nhân trung gian gây dị ứng là histamin. Hiện tượng này xuất hiện phổ biến ở các sản phụ mới sinh được 1 – 3 tháng, nhất là những mẹ đẻ mổ. Vị trí nổi mề đay thường thấy nhất là ở bụng và đùi. Tệ hơn có người bị nổi khắp cả người lẫn mặt gây cảm giác khó chịu vô cùng.

Tuy nổi mề đay sau sinh không mấy nguy hiểm nhưng bệnh có thể chuyển từ cấp tính sang mạn tính khiến việc điều trị thêm khó khăn. Chưa kể cảm giác ngứa ngáy khiến người bệnh gãi nhiều làm da trầy, xước trông rất mất thẩm mỹ. Trường hợp nổi mề đay nặng có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng khác như: hạ huyết áp, sốc phản vệ (bệnh nhân khó thở, tím tái) rất dễ tử vong.

Nguyên nhân gây ra bệnh nổi mề đay sau sinh

Nổi mề đay sau sinh phổ biến
Nổi mề đay sau sinh phổ biến

Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến việc mẹ bầu sau sinh bị nổi mề đay bao gồm cả tác động từ phía bên ngoài và bên trong cơ thể. Nguyên nhân phổ biến có thể kể đến như sau:

Thay đổi hormone

Sau sinh, cơ thể của phụ nữ trải qua một sự thay đổi nội tiết hormone mạnh mẽ, bao gồm tăng mức estrogen và progesterone trong thai kỳ và giảm sau sinh. Khi trải qua giai đoạn mang thai và sinh nở, cơ thể phụ nữ có sự thay đổi trong quá trình sản xuất nội tiết tố. Hormone prolactin trong cơ thể tăng cao, ức chế sản sinh estrogen, kích thích hệ miễn dịch, từ đó gia tăng nguy cơ bị nổi mề đay. Những biến đổi này có thể ảnh hưởng đến cơ chế điều khiển ngứa và tạo điều kiện cho sự phát triển của bệnh nổi mề đay. Bên cạnh đó cơ chế phản ứng miễn dịch cũng có thể đóng một vai trò. Cơ thể có thể phản ứng quá mức với các thay đổi trong hormone sau sinh, dẫn đến sự kích thích và phản ứng viêm nhiễm trong da.

Stress sau sinh

Stress và tình trạng tâm lý sau sinh cũng có thể ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch và góp phần tạo điều kiện cho sự phát triển của bệnh. Các mẹ bỉm sữa sau sinh đều rơi vào trạng thái căng thẳng, stress do nhiều yếu tố như: chăm sóc con, cơ thể suy nhược, giờ giấc đảo lộn… dẫn đến hệ miễn dịch bị suy yếu. Lúc này các cơ quan trở nên mẫn cảm với những tác nhân xung quanh gây ra tình trạng nổi mề đay.

Chế độ dinh dưỡng và chế độ vệ sinh thay đổi

Sau sinh, quá trình vệ sinh ở chị em gặp nhiều hạn chế do tâm lý ở cữ, sinh mổ hoặc đau vết mổ sau sinh. Chính điều này đã vô tình tạo điều kiện cho mồ hôi, bụi bẩn tích tụ gây bít tắc lỗ chân lông. Từ đó, dẫn đến hiện tượng mẩn ngứa, mụn nhọt, mề đay. Không những vậy, phụ nữ sau sinh thường có chế độ dinh dưỡng không hợp lý, chỉ tập trung vào những món lợi sữa. Điều này đã làm mất cân bằng dinh dưỡng, từ đó hệ miễn dịch bị suy yếu, tăng nguy cơ bị mẩn ngứa mề đay.

Yếu tố môi trường bên ngoài

Một số tác động từ môi trường sống bên ngoài như như nhiệt độ, độ ẩm và ánh nắng cũng gây nên các bệnh về da trong đó có nổi mề đay. Việc nhiệt độ đột ngột thay đổi hoặc nóng ẩm kéo dài, thêm vào đó mẹ bỉm trong giai đoạn ở cữ kiêng tắm gội nhiều sẽ khiến vi khuẩn tích tụ, gây ra bệnh. Ngoài ra việc không vệ sinh sạch sẽ giường ngủ, phòng ngủ và sử dụng các loại nước giặt dễ gây kích ứng cho mẹ bỉm dẫn đến tình trạng da bị di ứng và nổi mề đay.

Cách điều trị nổi mề đay sau khi sinh

Điều trị nổi mề đay sau sinh thường liên quan đến việc giảm ngứa, kiểm soát viêm nhiễm và cải thiện tình trạng da. Dưới đây là một số phương pháp điều trị có thể được áp dụng:

Thay đổi chế độ dinh dưỡng hàng ngày

Chế độ dinh dưỡng cân bằng là phương pháp ưu tiên
Chế độ dinh dưỡng cân bằng là phương pháp ưu tiên

Đối với tình trạng nổi mề đay mức nhẹ, được phát hiển sớm các mẹ bỉm có thể tham khảo cải thiện tình trạng bằng cách cân bằng dinh dưỡng hàng ngày. Các thực phẩm nên ăn bao gồm thực phẩm giàu vitamin tăng cường đề kháng: Rau xanh, trái cây tươi, súp lơ, rau bina, củ cải,…Thực phẩm giàu kháng sinh tự nhiên, tiêu viêm, giảm ngứa: Tỏi, gừng, nghệ,…Thực phẩm giàu chất chống oxy hóa, phục hồi tổn thương da: Chè xanh, hành tây…

Bên cạnh đó các mẹ cũng cần lưu ý kiêng và tránh ăn các loại thực phẩm giàu đạm có thể tăng kích ứng da, gia tăng ngứa ngáy: Thịt bò, đồ hộp… Thức ăn cay nóng cản trở tiêu hóa và quá trình thải độc, làm mề đay không khỏi; Đồ có cồn, thức uống có ga, chất kích thích khiến mề đay càng nặng thêm và gây ảnh hưởng chất lượng sữa. Mẹ bỉm cần bổ sung đủ lượng nước trong ngày đảm bảo 2 lít nước để cơ thể thanh lọc và đào thải chất độc ra khỏi cơ thể.

Sử dụng các mẹo dân gian

Mẹo dân gian chữa nổi mề đay
Mẹo dân gian chữa nổi mề đay

Trị bệnh nổi mề đay bằng mẹo dân gian sử dụng các dược liệu có sẵn trong tự nhiên, mang đến độ an toàn cao cho người bệnh đặc biệt là các mẹ bầu sau sinh. Việc sử dụng phương pháp này giúp đảm bảo chất lượng sữa cho bé bú, không bị ảnh hưởng bởi các hóa chất. Đây cũng là cách chữa trị nổi mề đay sau sinh ít tốn kém. Các mẹ bỉm có thể tham khảo các phương pháp sau đây:

– Chữa nổi mề đay sau sinh bằng bột yến mạch: Mẹ bỉm dùng bột yến mạch hòa cùng nước thoa lên vùng da bị tổn thương do mề đay. Dưỡng chất có trong yến mạch có tác dụng giảm ngứa và mau chữa lành tổn thương da.

– Trị mề đay bằng ngải cứu: Lá ngải cứu tươi sao khô với muối rồi chườm lên vùng da nổi mề đay. Mẹ sau sinh áp dụng một vài ngày sẽ giảm nhanh vết mẩn đỏ.

– Cây kinh giới chữa mề đay: Kinh giới nấu nước uống mỗi ngày sẽ giúp mẹ sau sinh giải độc tố do mề đay.

– Mẹ sau sinh nổi mề đay tắm lá khế: Mẹ dùng 1 nắm lá khế tươi rửa sạch với nước muối loãng khoảng 15 phút. Sau đó, đun sôi nước và cho lá khế vào đun khoảng 5 phút. Mẹ sau sinh pha thêm nước lạnh vào nước khế để tắm. Phần bã lá khế chà nhẹ lên vùng da nổi mề đay có tác dụng sát khuẩn, phục hồi da.

– Cách trị nổi mề đay sau sinh bằng lá tía tô: Mẹ sau sinh có thể dùng nước lá tía tô đun để tắm hàng ngày. Lá tía tô được ngâm rửa bằng nước muối loãng để loại sạch bụi bẩn, tạp chất. Sau đó, dược liệu được đem xay nhuyễn và đun với 100ml nước tinh khiết trong 10 phút. Dùng nước cốt thuốc lọc bỏ bã rồi chia làm 2 phần uống 2 bữa trong ngày.

– Dùng nha đam chữa mề đay: Nha đam có tính kháng khuẩn tốt, giúp giảm mề đay nhanh chóng cho mẹ sau sinh. Dùng phần gel trong suốt của nha đam massage nhẹ nhàng lên vùng da mẩn đỏ do mề đay. Để tăng hiệu quả, mẹ nên cho nha đam vào ngăn mát tủ lạnh 15 phút.

Sử dụng thuốc tây

Thuốc tây là phương pháp tức thì nhưng cẩn trọng trong sử dụng
Thuốc tây là phương pháp tức thì nhưng cẩn trọng trong sử dụng

Đây là phương pháp hiệu quả tức thì tuy nhiên với các loại thuốc tây chữa nổi mề đay, mẹ sau sinh cần tuân theo chỉ định của bác sĩ để không bị ảnh hưởng đến cả mẹ và bé bởi các loại thuốc này dễ có tác dụng phụ, gây ảnh hưởng chất lượng sữa. Bên cạnh đó, thuốc tây chỉ tập trung điều trị triệu chứng, do đó mề đay có thể tái phát. Một số loại thuốc có thể sử dụng như:

– Thuốc bôi ngoài da: Mẹ sau sinh bị mề đay được chỉ định dùng thuốc bôi có hoạt chất Corticoid, Steroid, Menthol… với nồng độ phù hợp. Tuy nhiên, các loại thuốc bôi chỉ nên dùng cho người bệnh nhẹ. Khi vùng nổi mẩn đỏ do mề đay chiếm 70% diện tích da toàn thân, mẹ bỉm nên áp dụng giải pháp mạnh.

– Thuốc uống: Nếu bệnh tình đã nặng, mẹ sau sinh được chỉ định dùng các loại thuốc kháng Histamin. Một số tân được phổ biến gồm: Diphenhydramine, Loratadin, Cetirizin, … Dù mang lại hiệu quả cao nhưng các loại tân dược có thể làm giảm chất lượng sữa. Đồng thời, hoạt chất của thuốc có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bé khi bú.

Lưu ý thận trọng và chỉ sử dụng thuốc tây khi có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa để tránh những đáng tiếc xảy ra do tác dụng phụ của thuốc.

Như vậy, thông qua bài viết chắc hẳn các chị em đã hiểu rõ nguyên nhân gây ra bệnh nổi mề đay ở phụ nữ sau sinh cũng như cách điều trị nổi mề đay sau khi sinh an toàn, lành mạnh cho cả mẹ và bé. Tuy nhiên giai đoạn này cơ thể của chị em phụ nữ rất nhạy cảm bởi vậy khi có bất kỳ dấu hiệu nặng nào bạn nên thăm khám và được sự hướng dẫn của bác sĩ nhé!