Nguyên nhân đau bụng kinh nhưng ra ít máu, giải pháp khắc phục

Kinh nguyệt hàng tháng là tấm gương phản ánh sức khỏe của chị em phụ nữ. Việc kỳ kinh diễn ra đều đặn, lượng kinh tiết ra nhiều và màu đỏ ổn định tức là sức khỏe của chị em đang tốt và bình thường. Bởi vậy khi kỳ kinh đến mà lượng máu ra ít, màu sẫm không như bình thường luôn khiến chị em lo lắng, bất an.

Vậy nguyên nhân đau bụng kinh nhưng ra ít máu do đâu? Giải pháp cho tình trạng này là gì? Hãy cùng nhau tìm hiểu nhé!

Đau bụng kinh là gì?

Đau bụng kinh, còn được gọi là đau kinh nguyệt hoặc đau bệnh kinh, là một tình trạng thường xảy ra ở phụ nữ trong giai đoạn kinh nguyệt. Tình trạng này thường xuất hiện trước hoặc trong thời gian kinh nguyệt và có thể kéo dài từ vài giờ đến vài ngày. Đau bụng kinh thường được mô tả như cảm giác chuột rút, co bóp, đau nhức hoặc đau đớn ở vùng bụng dưới hoặc ở lưng dưới. Mức độ đau có thể khác nhau từ người này sang người khác, từ nhẹ đến nặng, và ảnh hưởng đến khả năng hoạt động hàng ngày của người phụ nữ.

Nguyên nhân chính của đau bụng kinh liên quan đến quá trình co bóp tự nhiên của tử cung trong khi loại bỏ lớp niêm mạc tử cung (niêm mạc tử cung) không cần thiết mỗi tháng. Trong quá trình này, prostaglandin – một loại hợp chất hóa học – được sản xuất, góp phần vào quá trình co bóp tử cung và gây ra đau.

Nguyên nhân đau bụng kinh nhưng ra ít máu

Đau bụng kinh nhưng ra ít máu
Đau bụng kinh nhưng ra ít máu

Thông thường chu kỳ kinh nguyệt sẽ kéo dài 28-30 ngày và mỗi lần kỳ kinh tới sẽ trong khoảng 3-7 ngày tương đương lượng máu tiết ra khoảng 60-80ml. Nếu lượng máu trong kỳ kinh đột ngột giảm xuống ít hơn tức là cơ thể của bạn đang có vấn đề và cần xem xét theo dõi. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra lượng máu kinh ít trong khi bạn vẫn bị đau bụng kinh kể đến như sau:

– Nguyên nhân thường thấy nhất là do cơ thể bạn mệt mỏi stress. Sự mất cân bằng nội tiết có thể diễn ra do các vấn đề về tâm lý như: stress, lo lắng, trầm cảm, sốc tâm lý… Điều này có thể là nguyên do khiến kinh nguyệt ra ít. Ngoài ra, người bị căng thẳng quá mức về thể chất cũng có thể ảnh hưởng đến kinh nguyệt. Ví dụ: luyện tập thể dục quá sức, làm việc với cường độ cao… Khi cơ thể cân bằng được tâm lý và thể chất, kinh nguyệt sẽ trở lại bình thường.

– Sự suy giảm nội tiết tố: Thông thường, chu kỳ kinh của chị em diễn ra đều đặn hay không phụ thuộc nhiều vào sự cân bằng nội tiết tố cơ thể, quan trọng nhất là progesterone và estrogen. Khi 1 trong 2 nội tiết tố này suy giảm, rối loạn thì sẽ khiến tình trạng rối loạn kinh nguyệt xảy ra, trong đó có hiện tượng kinh nguyệt màu đen, ra ít và kéo dài.

– Sự suy giảm chức năng buồng trứng, hoặc tuyến giáp: Buồng trứng và tuyến giáp quan trọng trong việc sản xuất nội tiết, đảm nhận vai trò quan trọng với hệ sinh sản chị em. Nếu 1 trong 2 cơ quan này suy giảm chức năng thì sẽ là nguyên nhân khiến cho rối loạn kinh nguyệt xảy ra, 1 trong những triệu chứng là kih nguyệt ít, biến đổi màu và kéo dài.

– Có khối u xơ tử cung, polyp tử cung: U xơ hay các polyp tử cung gây tắc nghẽn, cản trở sự lưu thông của kinh nguyệt khi đi từ tử cung ra cổ tử cung đến âm đạo.

– Biến chứng của nạo phá thai không an toàn: Khi thực hiện nạo phá thai không an toàn, dễ xảy ra nhiễm trùng tử cung, dính tử cung, ảnh hưởng màu sắc , lượng máu, thời gian kỳ kinh…

– Viêm nhiễm phụ khoa hoặc các bệnh lây qua đường tình dục: Tình trạng viêm nhiễm phụ khoa, như viêm âm đạo, viêm lộ tuyến cổ tử cung… hay bệnh lây qua đường tình dục như lậu, mụn cóc sinh dục cũng làm cho kỳ kinh thay đổi. Nguyên nhân là do các loại vi khuẩn, virus gây bệnh làm biến đổi tính chất và màu sắc của máu kinh khi chúng bong tróc khỏi lớp niêm mạc tử cung.

– Một trong những triệu chứng của bệnh cường giáp là kinh nguyệt ra ít .Bệnh cường giáp là tình trạng tuyến giáp hoạt động quá mức dẫn đến sản xuất quá nhiều hormone tuyến giáp. Bệnh cường giáp có thể dẫn đến những ảnh hưởng xấu đối với cơ, huyết áp và tim mạch…. Do đó, nếu thấy kinh nguyệt ra ít cùng các dấu hiệu khác của bệnh cường giáp như: người mệt mỏi, thường xuyên lo lắng, đi tiểu nhiều… thì nên tới gặp bác sĩ để kiểm tra càng sớm càng tốt.

– Kinh nguyệt ít do sử dụng các biện pháp tránh thai. Rất nhiều chị em phụ nữ ra ít kinh nguyệt do sử dụng các biện pháp tránh thai nội tiết như: uống thuốc tránh thai, dùng miếng dán tránh thai, dùng vòng tránh thai nội tiết… Thậm chí nhiều trường hợp máu kinh còn bị chuyển sang màu tối sẫm, thậm chí là mất kinh.

Giải pháp khắc phục khi bị đau bụng kinh ra ít máu

Xây dựng lối sống lành mạnh sinh hoạt điều độ cải thiện kỳ kinh
Xây dựng lối sống lành mạnh sinh hoạt điều độ cải thiện kỳ kinh

– Xây dựng lối sống lành mạnh, ngủ đủ giấc: Hàng ngày chị em nên tập thể dục, có thể tập bài tập chị em yêu thích với thời gian 20 – 30 phút/ngày. Chị em cũng nên có kế hoạch làm việc, ngủ nghỉ điều độ như ngủ sớm trước 23 giờ và ngủ đủ giấc để đảm bảo tinh thần thoải mái, có thể tham khảo các hình thức giải trí khác để giải tỏa stress giữ cho mình một cơ thể và tinh thần thật khỏe mạnh, sinh hoạt điều độ. Đặc biệt trong các ngày kinh nguyệt, bạn hãy tạo điều kiện cho bản thân nghỉ ngơi đủ và thư giãn. Cung cấp cơ thể nhiệt độ thích hợp và giữ cho cơ thể không bị căng thẳng quá mức.

– Thiết lập chế độ dinh dưỡng cân bằng: Chế độ dinh dưỡng cũng góp phần cải thiện tình trạng đau bụng kinh nhưng ra ít máu. Đảm bảo bạn duy trì chế độ ăn uống cân đối với đủ vitamin và khoáng chất. Đặc biệt, đảm bảo bạn có đủ sắt trong khẩu phần ăn hàng ngày. Những thực phẩm tốt chị em nên ăn như sữa chua, cá hồi, thực phẩm chứa nhiều magie, chuối, táo, gừng, uống các loại trà, sữa ấm…

– Giữ vệ sinh sạch sẽ: Chú ý giữ vệ sinh vùng kín sạch sẽ, đúng cách, tránh xảy ra viêm nhiễm hay các bệnh phụ khoa khác. Nên rửa vùng kín trước và sau khi quan hệ tình dục. Trong kỳ kinh bạn nên chú ý thay băng vệ sinh thường xuyên sau 3-4h để tránh vi khuẩn và nấm phát triển.

– Khám phụ khoa định kỳ: Chị em nên đi khám phụ khoa định kỳ để có thể phát hiện bất thường trong cơ quan sinh sản. Đặc biệt chú ý những bệnh lý gây đau bụng kinh như lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung…

Ngoài những phương pháp nêu trên, chị em cũng có thể tham khảo sử dụng máy điện sinh học DDS hỗ trợ cải thiện cơn đau bụng kinh, giúp lưu thông khí huyết, thư giãn. Máy điện sinh học DDS còn làm tăng tuần hoàn máu, kích hoạt các tế bào và thần kinh, cơ bắp, tăng tiết và cân bằng nội tiết tố, tiêu viêm, giảm đau, thải độc và làm thư giãn cơ thể, chống mệt mỏi từ đó cơn đau sẽ đỡ dần và lượng máu sẽ tiết ra ổn định, đều màu để chị em sẽ không còn nỗi lo mỗi khi kỳ kinh xuất hiện.

Như vậy thông qua bài viết này chị em đã hiểu được nguyên nhân khiến chị em bị đau bụng kinh nhưng ra ít máu cũng như giải pháp khắc phục tình trạng này an toàn, lành mạnh tại nhà. Tuy nhiên các thông tin nêu trên chỉ mang tính chất tham khảo với số đông và trường hợp nhẹ, với những trường hợp đã áp dụng phương pháp mà không hiệu quả bạn nên đến thăm khám và xét nghiệm tại các cơ sở y tế uy tín để kịp thời phát hiện và chữa trị.