Đường hay (Cacbonhydrat) là một trong tứ đại phân tử cấu tạo nên cơ thể, nó đóng một vai trò quan trọng giúp cơ thể dự trữ năng lượng và tham gia vào quá trình thông tin của cơ thể. Tuy vậy, trong tự nhiên có rất nhiều loại đường khác nhau, một số loại cơ thể con người không thể hấp thụ được. Vậy cơ thể con người không thể tiêu hoá được loại đường nào? Vì sao? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Đường là gì?
Đường hay đường ăn là tên gọi chung cho những hợp chất hoá học ở dạng tinh thể thuộc một nhóm đại phân tử cacbohydrat giữ vai trò quan trọng đối với cơ thể. Đường, đường hạt hoặc đường thông thường có tên gọi lần lượt là saccharose, một disaccharide bao gồm glucose và fructose.
Các loại đường đơn giản hơn thường có tên monosaccarit, bao gồm glucose, fructose và galactose. Ngoài ra, còn có đường hỗn hợp bào gồm 2 monosaccarit nối với nhau bằng liên kết glycoside.
Tuy bên ngoài tự nhiên có nhiều loại đường khác nhau, tuy nhiên khi đi vào trong cơ thể dù là đường đôi, đường đơn hay đường đa đều được phân huỷ thành các loại đường đơn giản.
Khi phân loại từ nguồn gốc sản xuất hiện nay đường có 2 loại chính là đường tự nhiên và đường hóa học.
Đường tự nhiên là các loại đường được tìm thấy trong môi trường tự nhiên như mía, củ cải đường, trái cây, mật ong,…
Đường hoá học là các hợp chất mang tên là đường nhưng không được tìm thấy trong tự nhiên mà được tổng hợp ra ( thường là ở quy mô công nghiệp). Các loại đường hóa học có thể kể đến như: Saccharin, sorbitol, sucralose, steviol glycosides, xylitol, aspartame,….
Cơ chế hấp thụ đường của cơ thể?
Sở dĩ con người có thể hấp thụ được nhiều loại đường khác nhau từ đường đôi đến đường đa. Vì trong cơ thể, có đủ các loại enzyme tiêu hoá các loại đường đó, nhưng ứng với mọi loại đường cơ thể sẽ có cách tiêu thụ khác nhau. Xét theo khía cạnh hấp thụ đường của cơ thể. Các nhà khoa học thường chia đường thành 2 loại để dễ xem xét là đường tinh chế và đường chưa qua tinh chế:
- Đối với đường chưa qua tinh chế: Một số đường chưa qua tinh chế có thể kể đến như đường trong trái cây, rau củ, ngũ cốc,… Các loại đường này khi vào cơ thể đường sẽ được hấp thụ một cách từ từ, vì ngoài đường ra thì cơ thể vẫn đang bận để tiêu hoá các chất khác nữa. Do đó tuyến tụy không cần sản xuất một lượng lớn insulin ồ ạt để kiểm soát lượng đường huyết nạp vào cơ thể
- Đường tinh chế: Loại đường đơn giản khi đưa vào cơ thể có thể hấp thụ ngay lập tức, các loại đường này không có gì ngoài vị ngọt
Với sự phát triển đa dạng của nhiều loại bánh kẹo mang các loại đường tinh chế như hiện nay. Khiến con người trở nên bị thèm vị ngọt và tiêu thụ đồ ngọt quá mức cần thiết, làm cơ thể trở nên béo phì gây mệt mỏi cho tuyến tụy phải tiết nhiều hormone khống chế lượng đường trong cơ thể. Các biến chứng nặng của béo phì sẽ kéo theo một loạt các bệnh mãn tính không lây về sau.
Cơ thể con người không thể tiêu hoá được loại đường nào?
Tuy con người có thể tiêu hoá được nhiều loại đường khác nhau. Nhưng cũng có một số loại đường mà loài người không thể tiêu hoá được.
Cụ thể ở đây là Xenlulozo. Chắc hẳn các bạn nhất là những bạn nào hay tập gym lâu lâu cũng sẽ thèm khát với body của những chú trâu cơ bắp, bạn tự hỏi nó chỉ ăn cỏ thôi mà sao cơ bắp nó lên như vậy? Nếu mình cũng ăn cỏ thì có khi xây dựng được nhiều cơ bắp hơn không?
Nếu bạn đang có suy nghĩ đó thì tôi khuyên bạn nên dẹp nó qua một bên đi. Vì đó là chuyện không thể nào xảy ra được. Sở dĩ con người có thể tiêu hoá được các loại đường kể trên vì trong người chúng ta hầu như có sẵn nhưng enzym để thuỷ phân những loại đường đó, còn đối với xenlulozo trong người chúng ta hoàn toàn không có enzym đảm nhiệm thuỷ phân loại đường này. Nên bắt trước trâu bò xây dựng cơ bắp thông qua cỏ chỉ rước đau bụng về mà thôi.
Nhưng nói như vậy không có nghĩa là xenlulozo hoàn toàn vô dụng với cơ thể. Những chất này rất quan trọng đối với việc tiêu hoá. Giúp dạ dày nhào trộn thức ăn một cách tích cực hơn, giúp thức ăn có thể ngấm đều dịch vị. Đồng thời xenlulozơ cũng là thức ăn cho vi sinh vật có lợi trong ruột già.
Lượng đường và sức khoẻ tổng thể?
Ở các nước phát triển, từ thế kỷ 20 nhiều nhà khoa học đã bắt đầu nghiên cứu, kiểm tra xem liệu tiêu thụ một lượng đường lớn đặc biệt là các loại đường tinh luyện thì có ảnh hưởng gì đến sức khỏe hay không.
Kết quả cho thấy những người tiêu thụ hay lạm dụng đường nhiều hơn mức cần thiết có thể sẽ phải đối mặt với các bệnh mãn tính không lây như béo phì, đường huyết, tiểu đường, tim mạch và mất trí nhớ,… Nhiều nghiên cứu đã cố gắng làm rõ những tác động của đường đến cơ thể nhưng đều cho ra kết quả khác nhau, chủ yếu là do khó tập hợp được quần thể để sử dụng làm đối tượng nghiên cứu thí nghiệm.
Năm 2015, Tổ chức Y tế thế giới đưa ra khuyến cáo nên giảm lượng đường tự do dưới 10% sẽ rất tuyệt vời nếu có thể giảm xuống đến 5% tổng lượng đường mà một người sử dụng.
Hy vọng với bài viết trên đây, bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi cơ thể người không tiêu hoá được loại đường nào? Tuy đường rất tốt cho sức khỏe cơ thể nhưng hiện nay đa số các loại đường có mặt trên thị trường đều là đường tinh chế và có thể gây béo phì cho cơ thể, hạn chế ăn đường sẽ hỗ trợ bạn trong việc giảm cân và sống lành mạnh hơn.