[TỔNG HỢP] Các loại quả đào ở Việt Nam – Vừa thơm ngon, vừa dinh dưỡng

Đào là một trong số hoa quả không còn xa lạ với mọi người, tuy nhiên để biết hết được các loại đào thì chưa chắc ai cũng biết. Hãy cùng chuyên gia Nguyễn Ngọc Duy – Giám đốc của Hebora tìm hiểu các loại quả đào ở Việt Nam và cách phân biệt trong bài viết này nhé!!!

Bạn có thích ăn quả đào không?
Bạn có thích ăn quả đào không?

1. Tìm hiểu đào và các loại quả đào ở Việt Nam

Nguồn gốc:

  • Cây đào tiên có nguồn gốc từ các vùng nhiệt đới của châu Mỹ. Hiện nay có hầu hết trên các quốc gia, trong đó có cả Việt Nam.
  • Thậm chí đến nay vẫn có câu chuyện truyền miệng rằng nguồn gốc của đào tiên gắn liền với người khổng lồ tên Khoa Phụ đuổi theo mặt trời.

Nơi phân bố:

  • Được trồng hầu hết khắp các tỉnh ở Việt Nam.
  • Với đặc tính thực vật rất mạnh mẽ, đôi lúc chỉ cần cắm cành đào xuống đất, bất kỳ đất nào, đào tiên vẫn có thể sinh sống và phát triển được.
  • Người ta còn gọi đào tiên là Đào trường sinh. Người ta không chỉ dùng đào tiên làm trái quả ăn mà còn dùng làm vị thuốc chữa bệnh cực tốt.

Đặc điểm đào tiên:

  • Quả đào to, tròn, một số loại đào tiên có lông nhưng làm sạch cũng rất dễ.
  • Vỏ quả thường màu hồng phai, phần ruột màu hồng nhạt, ăn có vị ngọt thanh, giòn và khá thơm.

Dưới đây là một số loại đào tiên ở Việt Nam, mời bạn tiếp tục theo dõi.

1.1. Đào Vân Nam

Trong các loại quả đào ở Việt Nam thì không thể không nhắc tới đào Vân Nam. Được trồng chủ yếu ở Sapa (Lào Cai), được phân làm 2 loại: Chín sớm và chín muộn.

Giống Đào Vân Nam chín sớm

  • Ra hoa vào cuối tháng 2 và được thu hoạch vào cuối tháng 5.
  • Quả thu hoạch được to trung bình, màu hồng nhạt, giòn nhưng có vị hơi chua.

Giống Đào Vân Nam chín muộn

  • Thường ra hoa vào đầu tháng 2 và tận đầu tháng 6, tháng 7 mới có thể thu hoạch được.
  • Quà đào này to hơn giống chín sớm, róc hạt, quả có đặc điểm màu hồng vàng.

1.2. Đào Tuyết

  • Kích thước của quả đào tuyết thuộc cỡ trung bình.
  • Cả vỏ và lớp thịt đều màu trắng, ăn giòn và thịt quả có vị hơi chua.
  • Được trồng tại Sapa, nơi có thời tiết khắc nghiệt nhưng cây vẫn phát triển mạnh liệt.
  • Ra hoa vào thời điểm đầu tháng 2 và thu hoạch giữa tháng 6.
Đào là trái cây yêu thích của rất nhiều người
Đào là trái cây yêu thích của rất nhiều người

1.3. Đào Mộc Châu – Sơn La

Như tên gọi thì loại đào này được Sơn La, và có tên gọi khác là Đào Mèo. Đặc điểm của loại đào này như sau:

  • Quả đào có hình dáng hơi nhọn ở phần đầu.
  • Màu quả không đồng màu, phần đầu và cuống quả có màu đỏ tươi trong khi phần thân dưới lại có màu vàng trắng phớt hồng.
  • Tuy nhiên đến lúc chín toàn quả có màu đỏ nhạt.

2. Ăn đào nóng hay mát?

Dù là trái cây phổ biến nhưng “ăn đào có nóng không” vẫn là chủ đề HOT, được nhiều người quan tâm. Theo Đông y, đào có tính nóng, nên nếu ăn nhiều sẽ gây nóng trong, khó chịu.

Ngoài ra, nếu bạn đang có những dấu hiệu nóng trong như chảy máu cam, nóng cổ, khô miệng… thì đừng ăn đào nhé.

3. Cách chọn quả đào tươi, thơm ngon

Ngoài tìm hiểu về các loại quả đào ở Việt Nam thì bạn hãy bỏ túi những tips sau để lựa được những quả đào thơm ngon như sau:

  • Quan sát vỏ ngoài: Hãy dựa vào đặc điểm của từng loại đào để đánh giá chất lượng. Tốt nhất nên chọn những quả có lớp vỏ ngoài màu đỏ xen kẽ màu vàng xanh và không bị bầm dập.
  • Ngửi độ thơm của đào: Đặc trưng của đào chín là có mùi thơm thoang thoảng, khi ăn đào sẽ rất mọng nước và chua ngọt tuỳ quả.
  • Kiểm tra độ giòn: Khi bạn cầm quả đào lên, dùng ngón tay ấn nhẹ vào quả, quả nào ngon cầm sẽ rất chắc tay, ấn vào sẽ không bị mềm nhũn. Quả nào mà bị mềm là những quả đã để lâu, thường vị sẽ k ngọt hay giòn nữa.
  • Cách bảo quản đào: Đào là một loại quả rất dễ bảo quản, nếu cất giữ ở rơi khô ráo nhiệt độ thường thì có thể dùng trong 2-3 ngày. Còn khi lưu trữ trong ngăn mát có thể dự trữ trong khoảng 1 tuần mà đào vẫn thơm ngon.

Bài viết trên đây đã tổng hợp các loại quả đào ở Việt Nam từ đặc điểm, nguồn gốc cũng như cách chọn quả đào ngon tuỳ thuộc vào từng giống loài. Cảm ơn bạn đã theo dõi và chúc một ngày tốt lành!

Theo chuyên gia làm đẹp Nguyễn Ngọc Duy – CEO của Hebora