Nhịp tim bao nhiêu là bình thường đối với một người?

Khi đi khám sức khỏe tổng quát nhịp tim luôn là một vấn đề mà bác sĩ không thể bỏ qua. Vậy nhịp tim là gì? Nó có ý nghĩa như thế nào đối với cơ thể? Nhịp tim bao nhiêu là bình thường đối với một người khỏe mạnh? Nếu bạn có thắc mắc với các vấn đề trên, hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Thông tin về sinh lý nhịp tim

Định nghĩa về nhịp tim

Nhịp tim là gì
Nhịp tim là gì

Nhịp tim là tổng số lần tim co bóp trong một phút, nó là một trong những dấu hiệu quan trọng đối với sức khỏe và luôn được các bác sĩ xem xét đầu tiên nếu có dấu hiệu bệnh lý liên quan. Nhịp tim của một người bình thường có thể thay đổi theo thời gian, tùy thuộc vào trạng thái cơ thể vận động hay nghỉ ngơi, mức độ căng thẳng thần kinh, những biến đổi về sức khỏe và tuổi tác hoặc do các tác động khác.

Định nghĩa chu kỳ tim 

Nhịp tim của một người có tính chu kỳ, đều đặn từ khi sinh ra đến lúc mất đi, tim đập khoảng 3000 triệu lần. Mỗi chu kỳ tim hoạt động một cách riêng lẻ và được tính bằng thời gian đầu của tiếng tim này đến đầu tiếng tim khác. Khoảng thời gian giữa tiếng tim thứ nhất và tiếng tim thứ hai được gọi là nhịp tim.

Một chu kì tim được chia làm 3 giai đoạn bao gồm: giai đoạn đổ đầy thất, giai đoạn co (tâm thu), giai đoạn giãn (tâm trương). Khi có một sự ảnh hưởng làm nhịp tim thay đổi, thời gian giữa tâm trương và tâm thu cũng thay đổi. Nhịp tim được đẩy nhanh, giai đoạn tâm trương sẽ ngắn hơn nhiều so với giai đoạn tâm thu (ngược lại).

Ảnh minh hoạ chu kỳ tim
Ảnh minh hoạ chu kỳ tim

Nhịp tim bao nhiêu là bình thường đối với người khoẻ mạnh

Nhịp tim của một người bình thường rơi vào khoảng 60 – 100 nhịp/phút. Các chuyên gia đã nhận định nhịp tim của một người khoẻ mạnh thường rơi vào khoảng từ 60 – 80 nhịp/phút. Nhưng thực tế, có nhiều trường hợp tim đập nhanh hơn hoặc chậm hơn một cách tự nhiên mà cơ thể vẫn sống khỏe, bình thường.

Khi tuổi càng lớn thì nhịp tim của cơ thể sẽ bị thay đổi và đó là dấu hiệu của sự thay đổi sức khoẻ.

Trong những trường hợp khi nghỉ ngơi mà nhịp tim ở 40 nhịp/phút hay 120 nhịp/phút, bạn nên đi thăm khám sức khỏe tại các bệnh viện, đó có thể là một dấu hiệu sức khỏe mà trái tim đang cố cảnh báo cho bạn.

Khi tập thể dục nhịp tim ở mức bao nhiêu là bình thường

Trong quá trình tập luyện thể dục, thể thao, nhịp tim của bạn sẽ tăng lên trên mức bình thường. Lý do là tim bạn đang hoạt động nhiều hơn bình thường để cung cấp máu, oxy và năng lượng đến các phần cơ còn lại của cơ thể. Trong quá trình tập luyện, điều quan trọng là không nên tập luyện quá sức, vì điều này sẽ tạo ra rất nhiều sự áp lực, căng thẳng lên tim.

Các hoạt động thể chất sẽ làm tăng nhịp tim một cách tạm thời nhưng nó lại khiến bạn giảm nhịp tim tổng thể về lâu, về dài. Bạn có thể hiểu ý này như sau, khi bạn đang đi bộ với đôi chân mang tạ 10kg mỗi ngày và khi bạn bỏ 10kg ra khỏi chân, bạn sẽ thấy chân bạn khoẻ hơn bạn đi nhanh hơn, đó là cách bạn luyện tập cho đôi chân. Đối với tim thì cơ chế này cũng tương tự, bạn luyện tập nó mỗi ngày với cường độ cao, thì khi nó hoạt động với cường độ bình thường nó sẽ hoạt động nhẹ nhàng hơn và dễ hơn. Bạn có thể tập các bài cardio để luyện tập cho tim mạch. Nhịp tim kỳ vọng thường được giảm theo độ tuổi.

Theo hiệp Hội tim mạch Hoa Kỳ (AHA) nhịp tim tối đa của một người bình thường khi tập thể dục nên xấp xỉ bằng hiệu số của 220 nhịp/phút trừ đi độ tuổi của người đó. Lý giải cho phép toán này các chuyên gia trọng Hiệp hiệp hội tim mạch Hoa Kỳ lý giả như sau, cơ thể của mỗi cá nhân sẽ phản ứng với việc tập thể dục một cách khác nhau, mỗi người sẽ có mức giao động nhịp tim trong các khoảng được cho phép khác nhau.

Vậy ở từng độ tuổi, trạng thái cơ thể khác nhau sẽ có số nhịp tim khác nhau khi bạn tập thể dục.

Bảng nhịp tim khác nhau cho từng đối tượng
Bảng nhịp tim khác nhau cho từng đối tượng

Các nguyên nhân ảnh hưởng đến nhịp tim nhanh hay chậm

Các nguyên nhân khiến tim đập nhanh

Có nhiều nguyên nhân xay quanh hiện tượng tim đập nhanh hơn mức bình thường như tập luyện thể dục, uống nhiều đồ uống chứa caffein hay khi cơ thể đang trong tình trạng sốt hoặc bị cường tuyến giáp. Những đối tượng sử dụng các chất kích thích như ma tuý, rượu bia,… cũng có thể khiến tim đập nhanh hơn mức bình thường. Đặc biệt các trường hợp căng thẳng, lo lắng cũng khiến tim bạn đập nhanh hơn.

Các nguyên nhân khiến tim đập chậm

Trái tim cũng giống như một khối cơ nên khi tập luyện thể dục nó sẽ càng khoẻ. Do đó, bạn càng khỏe mạnh thì nhịp tim lúc nghỉ ngơi sẽ càng chậm. Ví dụ, một vận động viên điền kinh có nhịp tim trong thời gian nghỉ dưới 40 nhịp/phút.

Cơ tim khỏe hơn thì nhịp tim chậm hơn nhưng mỗi nhịp tim co bóp đều đặn như vậy vẫn đảm bảo đẩy máu đủ đi nuôi cơ thể.

Nhịp tim như thế nào được xem là không bình thường

Rối loạn nhịp tim và những nguy hiểm
Rối loạn nhịp tim và những nguy hiểm

Rối loạn nhịp tim là là một bệnh lý xảy ra do tần số hoặc nhịp tim bất thường như tim đập quá nhanh, quá chậm hay không đều. Bệnh thường chiếm một tỷ lệ cao đối với nam giới so với nữ giới. Cụ thể, khoảng 70% nam giới và 30% nữ giới.

Khi xung động điện của tim hoạt động một cách bất thường sẽ dẫn đến rối loạn nhịp tim và nó được chia thành các dạng như sau:

  • Theo tần số: nhịp tim nhanh quá hoặc chậm quá
  • Hoạt động của tim không được duy trì ổn định: Trong lúc nghỉ ngơi có khi tim đập nhanh quá, có khi lại đập chậm
  • Rối loạn vị trí: Loạn nhịp bắt nguồn do tâm thất hoặc tâm nhĩ 
  • Các tình trạng trên thường diễn ra với tần suất thường xuyên hay đôi khi

Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến rối loạn nhịp tim: Rối loạn tâm lý, căng thẳng stress quá mức, lao động quá sức, sử dụng nhiều loại chất kích thích như rượu chè, cà phê, thuốc lá,… Bên cạnh đó một số bệnh lý tim mạch vẫn có thể ảnh hưởng đến nhịp tim như: Thiếu máu cơ tim, các bệnh liên quan đến van tim, viêm cơ tim, tim bẩm sinh,… cũng ảnh hưởng đến quá trình dẫn truyền xung động và gây ra các rối loạn liên quan đến tim mạch.

Ngoài ra, một số bệnh lý khác cũng có thể ảnh hưởng đến nhịp tim như: Tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, đái tháo đường, béo phì, cường giáp, viêm phổi – phế quản cấp hay mãn tính, thiếu máu, rối loạn căng bằng kiềm – tan và điện giải, do thuốc ( hiện nay trên thị trường có nhiều loại thuốc ảnh hưởng đến nhịp tim, đặc biệt các loại thuốc gây kéo dài khoảng sóng QT trên điện tâm đồ; Đồng thời các loại thuốc chống rối loạn nhịp tim đôi khi lại là nguyên nhân dẫn đến rối loạn nhịp tim).

Cần làm gì khi bị rối loạn nhịp tim

Cách để trái tim khoẻ mạnh
Cách để trái tim khoẻ mạnh

Bệnh nhân bị rối loạn nhịp tim, muốn lấy lại nhịp tim như ban đầu thì ngoài điều trị cùng với các bác sĩ là chuyên gia trong lĩnh vực này thì cần thực hiện thêm các biện pháp sau để quá trình điều trị đạt hiệu quả cao nhất:

  • Thay đổi hoặc từ bỏ các thói quen không lành mạnh đối với sức khỏe như: Rượu chè, ma túy, thuốc lá,… Đây là bước đầu và cũng là phương pháp cải thiện nhịp tim một cách rõ ràng và hiệu quả nhất
  • Ăn các loại thực phẩm tốt cho sức khỏe tim mạch, bao gồm: các loại rau xanh, cá (cá hồi, cá thu,…) hạn chế sử dụng các loại cholesterol không tốt từ thịt heo, thịt bò,…
  • Tăng cường các hoạt động thể chất
  • Cân bằng công việc và cuộc sống, giữ cơ thể tránh xa stress

Trong quá trình điều trị để bệnh tình có thể mau chóng khỏi, bệnh nhân cần nghe theo lời khuyên của bác sĩ để quá trình điều trị được diễn ra suôn sẻ nhất.

Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị rối loạn nhịp tim khác nhau. Tuỳ vào các trường hợp bệnh, bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị riêng đối với từng bệnh nhân, nhưng đảm bảo theo các nguyên tắc chung như:

  • Loại bỏ những nhân tố được xem là hung thủ gây ra rối loạn nhịp tim
  • Điều trị bệnh nền: tim mạch, đái tháo đường,..
  • Sử dụng thuốc chống rối loạn nhịp tim theo phác đồ 
  • Áp dụng các phương pháp làm giảm rối loạn nhịp tim bao gồm: Gây cường phó giao cảm (bằng cách ấn xoa xoang động mạch cảnh, ấn nhãn cầu) hay biện pháp valsalva,…
  • Trong các trường hợp rối loạn nhịp tim nặng không thể điều trị bằng các phương pháp thông thường, thì các phương pháp khác có thể được áp dụng như đặt máy tạo nhịp, sốc điện tim, đốt điện sinh lý, phẫu thuật tim,…

Bên cạnh đó việc tầm soát nguy cơ tim mạch để giúp bạn phòng tránh bệnh luôn là quan trọng nhất, để duy trì một nhịp tim phù hợp và hạn chế các biến cố liên quan đến sức khoẻ

Cách giữ cho nhịp tim luôn khỏe mạnh

Lối sống lành mạnh

Từ lâu trong y học quan điểm phòng bệnh lúc nào cũng được đề cao hơn chữa bệnh, đừng để đến khi bị rối loạn nhịp tim rồi mới hối hận về lối sống và nháo nhào tìm cách điều trị, một số cách sau có thể duy trì nhịp tim của bạn luôn nằm ở phạm vi ổn định:

  • Giảm căng thẳng, stress quá mức: Sự căng thẳng có thể là hung thủ làm tăng nhịp tim và huyết áp trong cơ thể. Một số cách sau giúp bạn có thể giảm căng thẳng là hít thở sâu, tập yoga, thiền định hay nghe nhạc
  • Tránh các loại thuốc lá: Trong thuốc lá có một hàm lượng lớn các chất gây nghiện, làm kích thích sinh ra adrenaline khiến tim đập nhanh quá mức bình thường. Nhịp tim trở nên nhanh và huyết áp cao rất dễ dẫn đến tăng huyết áp
  • Giảm cân: Trọng lượng cơ thể nhiều hơn đồng nghĩa với việc tim sẽ làm việc nhiều hơn để cung cấp đầy đủ chất oxy và dinh dưỡng cho cơ thể sống. Bên cạnh đó thừa cân, béo phì là nguyên nhân làm tăng lượng cholesterol trong máu dẫn đến nhiều bệnh tim mạch khác
Giảm cân cho một trái tim tốt
Giảm cân cho một trái tim tốt

Chế độ dinh dưỡng lành mạnh

Chế độ dinh dưỡng cho tim khoẻ mạnh
Chế độ dinh dưỡng cho tim khoẻ mạnh

Sức khỏe tim mạch tốt là một trong những yếu tố cần thiết để duy trì sức khoẻ bình thường. Xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh với các lưu ý quan trọng sau giúp bạn thực hiện được một chế độ dinh dưỡng cho tim mạch:

  • Các thực phẩm giàu khoáng: Magie, natri, canxi, kali là những khoáng chất rất cần thiết đến sức khoẻ tổng thể. Thiếu các chất này ảnh hưởng đến nhịp tim cơ thể. Trong đó, đặc biệt nhất là yếu tố magie có vai trò quan trọng trong việc duy trì sự ổn định dẫn truyền tín hiệu thần kinh và sự co bóp của tim, từ đó giúp tim đập bình thường và ổn định hơn
  • Thực phẩm giàu axit béo omega – 3: Nhiều nghiên cứu đã xác nhận quan điểm tiêu thụ omega – 3 hằng ngày có thể giúp bạn hỗ trợ rối loạn nhịp tim và giảm các nguy cơ tử vong do nhồi máu cơ tim, đột quỵ ở người có tiền sử liên quan đến bệnh này
  • Thực phẩm giàu chất xơ và vitamin: Trái cây và rau quả là nguồn cung cấp chất xơ và vitamin dồi dào cho sức khỏe cơ thể. Lượng chất béo LDL (hay nhiều người gọi là chất béo xấu) là một trong những yếu tố làm rối loạn nhịp tim, vì vậy người bệnh có thể bổ sung chất xơ để tránh cơ thể hấp thụ nhiều chất béo LDL quá mức.

Hy vọng với những quan điểm của bài viết này, các bạn có thể tự giải đáp cho mình câu hỏi nhịp tim bao nhiêu là bình thường? Sức khỏe tim mạch là yếu tố thể hiện một sức khoẻ tổng thể bình thường. Vì vậy giữ gìn và bảo vệ sức khỏe tim mạch là vô cùng cần thiết giúp bạn có thể sống khoẻ và sống lâu để tận hưởng cuộc sống.