Rủi ro trong và sau phẫu thuật là điều không mong muốn. Nhưng chúng ta cũng không thể lường trước được những vấn đề có thể xảy ra. Và tăng huyết áp sau phẫu thuật cũng chỉ là một trong số rất nhiều rủi ro mà người bệnh có thể sẽ gặp phải. Vậy nguyên nhân huyết áp tăng sau phẫu thuật là gì? Giải pháp nào cho vấn đề này. Câu trả lời sẽ được bật mí ngay sau đây.
Huyết áp tăng sau phẫu thuật là gì?
Huyết áp chính là áp lực của máu tác động lên thành mạch trong quá trình lưu thông từ tim đến các cơ quan trong cơ thể. Chỉ số huyết áp được đo bằng chỉ số huyết áp tâm thu và chỉ số huyết áp tâm trương.
Những trường hợp được xác định tăng huyết áp là khi 2 chỉ số này vượt quá ngưỡng ổn định. Huyết áp tâm thu sẽ lớn hơn 190mmHg, huyết áp tâm trương sẽ lớn hơn 100mmHg. Có rất nhiều trường hợp xảy ra, có thể 1 trong 2 chỉ số vượt ngưỡng hoặc cả 2 chỉ số đều vượt ngưỡng. Với người lớn, chỉ số huyết áp bình thường là 120/80mmHg.
Huyết áp tăng cao sau phẫu thuật là khi chỉ số huyết áp được đo sau khi tiến hành phẫu thuật cao hơn ngưỡng bình thường. Điều này sẽ cảnh báo vấn đề bất thường mà cơ thể đang gặp phải. Và để đảm bảo sự khỏe mạnh, bạn cần xác định nguyên nhân và tìm cách khắc phục.
Nguyên nhân tăng huyết áp sau phẫu thuật
Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau khiến chỉ số huyết áp tăng lên sau khi thực hiện phẫu thuật. Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp nhất của tình trạng tăng huyết áp sau phẫu thuật:
Ngưng dùng thuốc
Nếu người bệnh trước đó đang sử dụng thuốc ổn định huyết áp, thì việc ngưng dùng thuốc trước và sau phẫu thuật sẽ làm cho huyết áp tăng. Trong trường hợp này, người bệnh cần tìm một biện pháp thay thế để đảm bảo sức khỏe không bị ảnh hưởng.
Ảnh hưởng từ thuốc mê
Thuốc gây mê thường được sử dụng trong phẫu thuật để giúp người bệnh giảm những cơn đau khó chịu. Nhưng có một số người lại nhạy cảm với ống thở, việc sử dụng thuốc mê sẽ làm ảnh hưởng đến chỉ số huyết áp. Thuốc gây mê và dịch truyền sẽ tác động lên tĩnh mạch khiến tim đập nhanh và huyết áp tăng cao. Song tăng huyết áp chỉ xảy ra tạm thời, chỉ số huyết áp sau đó sẽ trở về mức bình thường.
Tổn thương gặp phải lớn
Nếu người bệnh gặp phải tổn thương lớn, ca phẫu thuật phức tạp thì thường sẽ gặp phải cơn đau dữ dội. Sau khi thuốc giảm đau hết, cơn đau sẽ khiến huyết áp tăng. Song bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau để làm dịu cơn đau và đưa chỉ số huyết áp về mức bình thường.
Thiếu oxy
Vấn đề tăng huyết áp sau mổ có thể xảy ra với trường hợp được gây mê trong thời gian dài. Khi gây mê, cơ thể sẽ không nhận được lượng oxy cần thiết, oxy trong máu cũng theo đó giảm xuống, máu sẽ bị thiếu oxy và huyết áp theo đó sẽ tăng lên.
>>>Xem thêm
- Top 13+ Các loại rau tốt cho sinh lý nam
- Khó thở phải làm thế nào? Nguyên nhân, triệu chứng và cách xử trí
- Tăng cân Tamino là gì? Có tốt không? mua ở đâu?
Cách cải thiện huyết áp tăng sau khi phẫu thuật
Tình trạng tăng huyết áp sau mổ sẽ khiến thời gian hồi phục của người bệnh lâu hơn. Đồng thời, người bệnh có thể gặp thêm các tổn thương liên quan đến các cơ quan trong hệ thống tim mạch. Bạn nên nhận biết vấn đề này sớm nhất có thể và nhanh chóng tìm biện pháp xử lý. Một số giải pháp người bệnh có thể tham khảo:
Nghỉ ngơi
Người bệnh nên dành thời gian nhiều hơn cho việc nghỉ ngơi. Tránh những hoạt động vận động quá mạnh hoặc mất sức nhiều. Điều này sẽ giúp bạn ổn định được tốc độ lưu thông máu. Trong trường hợp, bạn thấy chỉ số huyết áp tăng lên, bạn nên nằm xuống nghỉ ngơi khoảng 20 phút.
Uống nhiều nước
Việc uống nước khi tăng huyết áp đột ngột sẽ rất tốt. Lượng nước khi đưa vào cơ thể sẽ giúp lượng máu trong cơ thể loãng ra. Nhờ đó mà huyết áp sẽ dần hạ xuống. Đặc biệt trong nước có thành phần điện giải nên việc bổ sung nước lúc này cũng rất tốt. Vì vậy, người sau phẫu thuật nên duy trì uống đủ nước mỗi ngày, ít nhất khoảng 2 lít.
Thông báo với bác sĩ
Trong quá trình thăm khám trước khi phẫu thuật, bạn nên thông báo với bác sĩ về tình trạng sức khỏe. Nếu bạn đã có tiền sử huyết áp cao, bạn cũng cần nói rõ cho bác sĩ biết. Trong trường hợp cần thiết, bác sĩ vẫn có thể hướng dẫn bạn sử dụng một số loại thuốc cao huyết áp được phép trước khi phẫu thuật trong khoảng thời gian nhất định. Việc kiểm soát huyết áp đúng lúc, đúng cách sẽ hạn chế tối đa nguy cơ xảy ra biến chứng. Đặc biệt, bạn nên thường xuyên theo dõi chỉ số huyết áp của bản thân sau khi phẫu thuật.
Chế độ ăn uống khoa học
Bạn nên duy trì một chế độ ăn uống khoa học và hợp lý. Bởi chế độ ăn uống lúc này không chỉ ảnh hưởng đến quá trình hồi phục sức khỏe, mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sự ổn định của chỉ số huyết áp. Vì vậy, bạn nên chú ý đến việc lựa chọn thực phẩm và bổ sung hàng ngày trong chế độ ăn uống hàng ngày.
Mong rằng với những thông tin được chia sẻ, bạn sẽ dễ dàng nhận biết và hiểu rõ hơn về tình trạng tăng huyết áp sau phẫu thuật. Nhờ đó mà bạn cũng sẽ biết cách chăm sóc sức khỏe tốt hơn sau khi phẫu thuật. Chúc bạn nhanh chóng hồi phục sức khỏe.