Thủ tục Cấp, cấp lại và cấp đổi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn uống thuộc thẩm quyền quản lý ngành Y tế

Cơ quan ban hành Sở
Số hồ sơ
Lĩnh vực An toàn vệ sinh thực phẩm

Cách thức thực hiện

Nộp hồ sơ tại Trung tâm Hành chính công tỉnh hoặc nộp trực tuyến qua mạng (Hồ sơ gốc nộp khi lấy kết quả).

Thời hạn giải quyết

– Cấp, cấp lại giấy chứng nhận cơ sở đủ ĐK ATTP: 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.

– Cấp đổi giấy chứng nhận cơ sở đủ ĐK ATTP: 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.

Đối tượng thực hiện

Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống.

Cơ quan trực tiếp thực hiện

– Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm

– Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không

– Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm-Sở Y tế Quảng Ninh

– Cơ quan phối hợp: Không

Địa chỉ tiếp nhận hồ sơ
Kết quả thực hiện

Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính

– Luật ATTP số 55/2010/QH12.

– Thông tư số 26/2012/TT-BYT ngày 31/11/2012 của Bô Y tế Quy định cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm; nước khoáng thiên nhiên, nước uống đóng chai; dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bô Y tế;

– Thông tư số 47/2014/TT-BYT ngày 11/12/2014 của Bộ Y tế Hướng dẫn quản lý an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống;

– Thông tư số 15/2012/TT-BYT ngày 12/9/2012 của Bộ Y tế Quy định về điều kiện chung bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm;

– Thông tư số 16/2012/TT-BYT ngày 22/10/2012 của Bộ Y tế Quy định về điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế;

– Thông tư số 30/2012/TT-BYT ngày 5/12/2012 của Bộ Y tế Quy định điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh thức ăn đường phố;

– Quyết định số 21/2007/QĐ-BYT ngày 12/03/2007 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành “quy định về điều kiện sức khỏe đối với người tiếp xúc trực tiếp trong quá trình chế biến thực phẩm bao gói sẵn và kinh doanh thực phẩm ăn ngay”.

– Thông tư số 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT ngày 09/4/2014 của Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Công thương.

– Nghị định số 67/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của chính phủ Quy định về điều kiện sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực quản lý chuyên ngành của Bộ Y tế.

– Quyết định số 43/2005/QĐ-BYT ngày 20/12/2005 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành quy định yêu cầu kiến thực về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với người trực tiếp sản xuất , kinh doanh thực phẩm.

– Thông tư số 279/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ Tài chính về quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trong công tác an toàn vệ sinh thực phẩm.

Cơ quan có thẩm quyền quyết định
Cơ quan được ủy quyền
Cơ quan phối hợp
Lệ phí
STT Mức phí Mô tả
Văn bản quy định lệ phí
Tình trạng hiệu lực

Đã có hiệu lực

Ngày có hiệu lực Không có thông tin
Ngày hết hiệu lực Không có thông tin
Phạm vi áp dụng
Trình tự thực hiện

Bước 1: Tổ chức, cá nhân chuẩn bị đầy đủ hồ sơ nộp tại Trung tâm Hành chính công tỉnh hoặc nộp trực tuyến qua mạng tại địa chỉ http://dichvucong.quangninh.gov.vn

Bước 2: Cán bộ Trung tâm Hành chính công tỉnh kiểm tra hồ sơ, viết phiếu tiếp nhận và hẹn ngày trả kết quả.

Bước 3: Thẩm định, phê duyệt:

– Cấp, cấp lại giấy chứng nhận cơ sở đủ ĐK ATTP:

Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, trong thời gian 03 ngày làm việc Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm có văn bản thông báo để tổ chức, cá nhân hoàn chỉnh hồ sơ (Nếu quá 60 ngày kể từ ngày nhận được thông báo hồ sơ không hợp lệ nếu cơ sở không có phản hồi hay bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo yêu cầu thì Chi cục sẽ huỷ hồ sơ).

Trong thời gian 07 ngày làm việc kể từ ngày hồ sơ hợp lệ, Đoàn thẩm định của Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tiến hành thẩm định tại cơ sở. Chi cục cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP cho cơ sở trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc việc thẩm định đạt yêu cầu. Trường hợp không đạt yêu cầu, trong vòng 60 ngày đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm và 15 ngày đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, Đoàn thẩm định tổ chức thẩm định lại nếu cơ sở có văn bản xác nhận đã hoàn thiện đầy đủ các yêu cầu về điều kiện ATTP của lần thẩm định trước. Nếu không cấp phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

– Cấp đổi giấy chứng nhận cơ sở đủ ĐK ATTP:

Trong thời gian 03 ngày làm việc kể từ ngày hồ sơ hợp lệ, công chức Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm được phân công thẩm định hồ sơ, trực tiếp trình Lãnh đạo Chi cục quyết định phê duyệt; Nếu không cấp phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

Bước 4: Trả kết quả tại Trung tâm Hành chính công tỉnh.

Thành phần hồ sơ

– Thành phần hồ sơ gồm:

A. Cấp, cấp lại giấy chứng nhận cơ sở đủ ĐK ATTP:

I. Hồ sơ đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm:

(1) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (theo Mẫu 1 Thông tư 26/2012/TT-BYT).

(2) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm (bản sao có xác nhận của cơ sở).

(3) Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện an toàn thực phẩm (có xác nhận của cơ sở), bao gồm:

– Bản vẽ sơ đồ thiết kế mặt bằng của cơ sở và khu vực xung quanh;

– Sơ đồ quy trình sản xuất thực phẩm hoặc quy trình bảo quản, phân phối sản phẩm và bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ của cơ sở.

(4) Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm:

– Đối với cơ sở dưới 30 người: Nộp bản sao giấy xác nhận (có xác nhận của cơ sở);

– Đối với cơ sở từ 30 người trở lên: Nộp danh sách đã được tập huấn (có xác nhận của cơ sở).

(5) Giấy xác nhận đủ sức khoẻ chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm; phiếu báo kết quả cấy phân âm tính mầm bệnh gây bệnh đường ruột (tả, lỵ trực khuẩn và thương hàn) của người trực tiếp sản xuất thực phẩm đối với những vùng có dịch bệnh tiêu chảy đang lưu hành theo công bố của Bộ Y tế:

– Đối với cơ sở dưới 30 người: Nộp bản sao giấy xác nhận (Có xác nhận của cơ sở);

– Đối với cơ sở từ 30 người trở lên: Nộp danh sách kết quả khám sức khoẻ, xét nghiệm phân của chủ cơ sở và của người tham gia trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm (Có xác nhận của cơ sở).

II. Hồ sơ đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống:

(1) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (theo Mẫu 1 Thông tư 47/2014/TT-BYT).

(2) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm (bản sao có xác nhận của cơ sở).

(3) Bản mô tả về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện an toàn thực phẩm, bao gồm:

– Bản vẽ sơ đồ thiết kế mặt bằng của cơ sở ;

– Sơ đồ quy trình chế biên, bảo quản, vận chuyển, bày bán thức ăn, đồ uống;

– Bản kê về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ của cơ sở.

(4) Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp chế biến kinh doanh dịch vụ ăn uống (bản sao có xác nhận của cơ sở).

(5) Danh sách kết quả khám sức khỏe của chủ cơ sở và người trực tiếp chế biến, kinh doanh dịch vụ ăn uống.

(6) Danh sách kết quả cấy phân tìm vi khuẩn tả, lỵ trực khuẩn và thương hàn của người trực tiếp chế biến, kinh doanh dịch vụ ăn uống đối với những vùng có dịch bệnh tiêu chảy đang lưu hành theo công bố của Bộ Y tế.

B. Cấp đổi giấy chứng nhận cơ sở đủ ĐK ATTP:

I. Hồ sơ đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm:

a, Đơn đề nghị đổi Giấy chứng nhận (tMẫu 4 Thông tư 26/2012/TT-BYT).

b, Biên bản thẩm định gần nhất (Bản sao có có xác nhận của cơ sở);

c, Giấy chứng nhận (Bản gốc);

d, Văn bản hợp pháp thể hiện sự thay đổi trên (Bản sao công chứng);

e, Giấy xác nhận đủ sức khoẻ, giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm của chủ cơ sở mới đối với trường hợp thay đổi tên chủ cơ sở (Bản sao có xác nhận của cơ sở).

II. Hồ sơ đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống:

a, Đơn đề nghị đổi Giấy chứng nhận (Mẫu 4 Thông tư 47/2014/TT-BYT).

b, Giấy chứng nhận đang còn thời hạn (Bản gốc);

c, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc văn bản của cơ quan có thẩm quyền xác nhận sự thay đổi tên, địa chỉ của cơ sở (bản sao công chứng);

d, Bản sao kết quả khám sức khỏe, giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm của chủ cơ sở mới đối (trường hợp đổi chủ cơ sở) có xác nhận của cơ sở.

Số lượng hồ sơ: 01 bộ

Số bộ hồ sơ
Mẫu đơn, mẫu tờ khai
Mẫu đơn, mẫu tờ khai Văn bản quy định
STT Tên thủ tục hành chính Cơ quan ban hành
Yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện TTHC

Cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn uống thuộc thẩm quyền quản lý của ngành Y tế.

Đối với thủ tục cấp đổi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP:

– Giấy chứng nhận chỉ được đổi khi còn thời hạn;

– Khi thay đổi tên của doanh nghiệp hoặc/và đổi chủ cơ sở, thay đổi địa chỉ nhưng không thay đổi vị trí và toàn bộ quy trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm/quy trình kinh doanh dịch vụ ăn uống.