Lá tía tô thường được sử dụng phổ biến trong ẩm thực Việt Nam. Ngoài ra đây cũng là loại lá được sử dụng rộng rãi trong đông y bởi công dụng làm sáng da và chữa bệnh hiệu quả. Vì vậy, vào mùa hè nóng bức, tía tô luôn là lựa chọn hàng đầu để giải nhiệt. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu uống nước lá tía tô có tác dụng gì trong bài viết dưới đây nhé!
Một vài thông tin cơ bản của lá tía tô
Tía tô thuộc cây gia vị phổ biến ở nước ta, nó có tên khoa học là Perilla frutescens, thuộc họ bạc hà Lamiaceae. Tía tô có nhiều tên gọi như là tô ngạnh, tử tô, é tia, xích tố.
Tía tô thuộc loại cây hàng năm, có nguồn gốc chủ yếu từ Đông Nam Á và cao nguyên Ấn Độ. Hiện nay được trồng nhiều ở bán đảo Triều Tiên, miền nam Trung Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ. Từ ngàn xưa tía tô được sử dụng như một nguồn thực phẩm cung cấp nhiều chất béo và protein chất lượng tốt cho người và động vật.
Tía tô có hai loại: Loại lá xanh và loại lá tím. Nó thường liên quan đến ẩm thực Nhật Bản, tại đây nó được gọi với cái tên là shiso.
Dầu của lá tía tô được người châu Á sử dụng cho mục đích y học và làm hương liệu thực phẩm trong bánh kẹo và nước sốt. Tía tô là nguồn cung cấp dồi dào axit béo omega – 3.
Lá của tía tô do ngoại hình đẹp mắt nên thường được trang trí trong nhiều món ăn châu á như: súp, salad, tempura và các món sushi. Ngoài ra, lá còn dùng làm gia vị cho nhiều món ăn trong đó có đậu phụ.
Tía tô là một loại cây thơm, có mùi bạc hà đậm đà. Vì vậy, khi trồng tía tô trong vườn nhà, nó thường thu hút nhiều ong bướm ghé thăm.
Đối với những người chăn nuôi, tía tô được xem là một loại cỏ dại gây hại, gây độc cho gia súc sau khi ăn.
Mô tả sinh học
Tía tô là cây lâu năm mọc thẳng, phân nhánh một cách tự do hằng năm, độ cao của tía tô khoảng 60 – 90cm. Nó có mùi thơm thường được sử dụng để tạo mùi vị và nó còn là dược liệu quý đối với các thầy thuốc đông y.
Tía tô thường được tìm thấy trong rừng núi đá khô, ven suối, cát sỏi ven sông, đồng cỏ dại, các khu vực rải sỏi dọc theo các con đường sắt, rìa sân, khu vực gần vườn, đồng cỏ và ruộng,..
Loài cây này dễ dàng phát triển trong nhiều loại đất khác nhau, bao gồm cả đất mùn, cát và sỏi.
Thân hình của cây vuông góc tù, đường kính 0,5 – 1,5cm, thường phân thành nhiều nhánh, có lông tơ mịn đến dày đặc có lông nhung và có chấm tuyến. Thân cây khô có thể sống sót qua mùa động.
Hình dạng lá tía tô
Lá đơn giản, mọc đối xứng, có chiều dài 7 -12cm và rộng 5 – 8cm, độ rộng và dài của lá giảm dần kích thước theo chiều từ dưới lên trên của cây, có lông tơ mịn đến dày đặc. Cuống lá dài 0 – 7cm, cuống lá tía tô rất nhỏ đôi khi không có. Lá chủ yếu có màu xanh lục, thỉnh thoảng có màu tím ở mặt dưới của lá.
Hình dạng hoa
Hoa nở thành từng cặp dọc theo chiều dài của cuống. Cụm hoa (một tập hợp các bông hoa mọc ra từ cùng một thân cây) có hình lông nhung có thể mọc ở tận đầu hoặc từ nách lá. Hoa nở thành chùm ở cuối cành và cuống chính vào mùa hè.
Đài hoa dài 3 – 4 mm, bao gồm ba lá đài phía trên và hai lá đài phía dưới có lông. Các tràng hoa dài 4 – 5 mm với môi dưới dày hơn môi trên. Hoa nhỏ, hình chuông, màu trắng hoặc tím với một vòng lông mịn đặc biệt dọc theo phía dưới của các gai cuối hoặc mọc ra từ nách lá.
Tác dụng của việc uống nước lá tía tô đối với lợi ích sức khỏe
Giảm nguy cơ bệnh tim
Tỷ lệ chất béo lành mạnh có trong lá tía tô làm cho nó trở thành loại thảo mộc có tác dụng ngăn ngừa hiệu quả bệnh tim. Nó giúp duy trì các mạch máu khỏe mạnh, giữ cho chúng không bị cứng và tích tụ các mảng bám. Chất chống oxy hóa có trong lá tía tô giúp ngăn chặn quá trình oxy hóa cholesterol trong thực phẩm, giữ chúng ở ngoài động mạch nơi chúng có thể tích tụ và gây ra một số vấn đề nghiêm trọng đối với sức khỏe.
Tăng khả năng miễn dịch
Các hợp chất được tìm thấy trong loại thảo mộc này được công nhận tác dụng kích hoạt interferon, qua đó thúc đẩy sức khoẻ của hệ thống miễn dịch và ngăn chặn nhiều bệnh tật gây nguy hiểm với sức khỏe.
Giảm khó chịu cho dạ dày
Trong lá tía tô chứa một hàm lượng lớn hoạt chất flavonoid giúp làm giảm các dấu hiệu khó chịu cho dạ dày. Bao gồm các triệu chứng đầy hơi, buồn nôn,… Dầu được chiết xuất từ tía tô giúp giảm viêm trong dạ dày, do đó cải thiện tiêu hoá đồng thời giảm các tác động do triệu chứng khó tiêu gây ra.
Giảm oxy hóa
Các chất oxy hoá được xem là ác mộng đối với lối sống hiện đại ngày nay, chúng gây ảnh hưởng đến con người theo nhiều khía cạnh từ các bệnh viêm khớp đến ung thư. Nguyên nhân chủ yếu làm phát sinh hiện tượng oxi hoá là do hàm lượng các gốc tự do trong cơ thể tăng cao.
Tuy nhiên, các nhà khoa học đã phát hiện bên trong lá tía tô có chứa một hàm lượng lớn các chất chống oxy hoá. Các chất này có tác dụng quét sạch các gốc tự do dư thừa và đó là lý do vì sao tía tô luôn là nguyên liệu hàng đầu để ngăn ngừa các quá trình oxy hoá.
Lá chắn chống nắng hiệu quả
Bột được sản xuất từ lá tía tô khi đắp lên da có tác dụng ngăn ngừa bỏng nắng. Được dùng dưới dạng thuốc sắc, nó còn được biết thêm với tác dụng ngăn ngừa triệu chứng đột quỵ của cơ thể.
Đau và viêm khớp được kiểm soát
Hàm lượng axit béo có trong lá tía tô rất hữu ích, đặc biệt đối với các bệnh nhân thường xuyên bị đau nhức và sưng khớp. Bổ sung nước lá tía tô có tác dụng hỗ trợ các khớp, giúp chúng không bị đau và viêm. Ngoài ra, việc bệnh nhân bị viêm khớp sử dụng nước lá tía thường xuyên giúp họ hạn chế ngậm NSAIDs trong miệng, loại thuốc trị viêm nhưng được biết đến với nhiều tác dụng phụ rủi ro.
Hiệu quả chống nhiễm trùng hoặc sưng tấy
Tía tô có chứa một hoạt chất axit rosmarinic, một trong những hợp chất chính có tác dụng ngăn ngừa dị ứng và sưng tấy.
Chìa khoá cho làn da đẹp
Như đã nói về tác dụng chống viêm và chống các chất oxy hóa nguy hiểm đối với cơ thể ở trên thì tía tô còn có thể kháng khuẩn và giữ nước nhiều hơn trong da. Vì vậy, mà nước lá tía tô thường được sử dụng để chữa lành các vết mẩn ngứa, mụn trứng cá, giúp loại bỏ các nếp nhăn, tạo ra một làn da trẻ và căng tràn sức sống.
Duy trì sức khỏe răng miệng
Theo các nghiên cứu được thực hiện tại Nhật Bản, loại thảo mộc này khi tiêu thụ bằng đường miệng có tác dụng tốt trong việc chống vi khuẩn và có xu hướng duy trì sức khỏe răng miệng.
Cải thiện sức khỏe tinh thần
Bên trong lá tía tô bao gồm Rosmarinic và caffeic, được công nhận là những chất chống trầm cảm, do đó giúp người sử dụng có thể giải tỏa các vấn đề về căng thẳng và lo lắng. Loại thảo mộc này cũng được sử dụng trong liệu pháp hương thơm giúp mọi người thư giãn và loại bỏ mọi căng thẳng mà họ có xu hướng nuôi dương.
Giảm các dấu hiệu và triệu chứng dị ứng
Tía tô được chứng minh có khả năng kiểm soát việc giải phóng histamin trong cơ thể, xảy ra khi cơ thể vô tình tiếp xúc với các chất mình dị ứng. Nhiều nghiên cứu cũng đã chỉ ra tía tô thực sự hiệu quả trong việc kiểm soát các dấu hiệu và triệu chứng dị ứng khác nhau, bao gồm ngứa và chảy nước mắt, chảy nước mũi, hắt hơi thậm chí là khó thở.
Hỗ trợ điều trị nổi mề đay, mẩn ngứa
Tình trạng cơ thể bị nổi mề đay hay mẩn ngứa là tình trạng phổ biến, việc chữa trị khỏi tận gốc vô cùng khó khăn. Để có thể điều trị mẩn ngứa và nổi mề đay thì bạn có thể dùng nước lá tía tô để uống, đồng thời đắp bã dư thừa vào chỗ nổi mẩn. Điều này có tác dụng làm giảm các tình trạng mẩn ngứa và nổi mề đay một cách đáng kể.
Chữa sưng đau vùng vú ở phụ nữ
Quá trình thực hiện tương tự như nổi mẩn ngứa và mề đay. Thực hiện uống lá tía tô và đắp các bã còn sót lại lên các vùng mẩn ngứa, giảm đau hiệu quả cho vùng ngực bị sưng.
Tác dụng chữa bệnh gout bằng lá tía tô
Trong lá tía tô có tới 4 chất có thể làm giảm đi đáng kể enzym xanthin oxidase vốn là nguyên nhân hình thành axit uric trong cơ thể và dẫn đến bệnh gout. Ngoài ra tía tô còn phòng chống một số nguy cơ nhiễm khuẩn khi bị bệnh, khiến bệnh nhân bị gout dễ chịu hơn trong sinh hoạt.
Khả năng điều trị hen suyễn
Đây là công trình khoa học được nghiên cứu từ các chuyên gia tại Mỹ. Kết quả của cuộc nghiên cứu chỉ ra rằng, một người bị hen suyễn sau vài tuần uống lá tía tô, tình trang bệnh có thể giảm đáng kể.
Giúp phụ nữ ăn kiêng tốt hơn
Tinh dầu trong lá tía tô có chứa Alpha linolenic cực kỳ tốt cho sức khỏe, nó làm giảm đáng kể nồng độ cholesterol trong máu. Từ đó hỗ trợ chị em giảm cân và bảo vệ cho sức khỏe tim mạch
Điều trị các triệu chứng về ho
Uống nước lá tía tô có tác dụng long đờm và giảm đau họng. Tuy nhiên, biện pháp này chỉ có hiệu quả khi tình trạng bệnh nhẹ, còn bệnh nặng sẽ không mang lại nhiều tác dụng.
Một số tác dụng gián tiếp của lá tía tô
Ngoài các tác dụng trực tiếp trên thì tía tô có thể dùng với một số loại nguyên liệu khác để mang lại một số tác dụng cho sức khoẻ như:
- Hạ sốt
- Điều trị cảm mạo
- Tác dụng an thai
Một số tác hại khi lạm dụng nước lá tía tô
Lạm dụng nước lá tía tô thường xuyên mỗi ngày sẽ khiến cơ thể bạn dễ dàng tăng huyết áp và ảnh hưởng nguy hiểm đối với hệ thống tim mạch. Điều này càng nguy hiểm nếu bạn có tiền sử về bệnh tăng huyết áp hay bệnh tim.
Một số thành phần có trong lá tía tô có thể làm cơ thể bị dị ứng.
Lưu ý quan trọng khi dùng lá tía tô
- Thời gian hiệu quả của biện pháp uống nước lá tía tô đối với cơ thể tương đối ngắn, người dùng cần kiên trì thì mới có kết quả
- Không sử dụng nước này quá nhiều vì dễ bị chướng bụng, đầy hơi và đôi khi còn gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn đối với sức khỏe cơ thể
- Vì một số nguyên nhân nào đó không dùng nước lá tía tô được ngay khi làm xong, bạn có thể bảo quản trong tủ lạnh tối đa 24h. Lưu ý, nước lá tía tô để bên ngoài càng lâu thì các dưỡng chất trong lá sẽ bị giảm tác dụng
- Nước lá tía tô sẽ mang lại hiệu quả cao nhất cho sức khỏe, nếu bạn sử dụng nó trước khi ăn 30 phút
- Trẻ em và phụ nữ sử dụng nước lá tía tô với lượng vừa phải sẽ rất tốt cho sức khỏe
Lá tía tô là một loại lá có đầy chất dinh dưỡng và rất tốt cho sức khỏe. Nhưng không phải vì thế mà mình có thể dùng nó vô độ vì bên cạnh những mặt tốt thì nó cũng có những ảnh hưởng nhất định với sức khoẻ nếu lạm dụng. Hy vọng qua bài viết này, thì bạn có thể tự trả lời được câu hỏi Uống nước lá tía tô có tác dụng gì?