14 Nguyên nhân gây Trễ Kinh Nhưng Không Có Dấu Hiệu Mang Thai

Một người phụ nữ được xem là khoẻ mạnh thường có từ 11 đến 13 chu kỳ kinh nguyệt mỗi năm. Độ dài trung bình của một kỳ kinh thay đổi từ 3 ngày đến 5 ngày, đôi khi một vài trường hợp hiếm có thể lên đến 10 ngày hoặc hơn. Trễ kinh thường được cho là dấu hiệu mang thai nhưng không phải lúc nào cũng vậy. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ về nguyên nhân trễ kinh nhưng không có dấu hiệu mang thai.

Chu kỳ kinh nguyệt được hiểu là gì?

Kì kinh nguyệt là gì?
Kì kinh nguyệt là gì?

Chu kỳ kinh nguyệt được hiểu là một loạt các thay đổi mà cơ thể phụ nữ phải trải qua hàng tháng nhằm chuẩn bị cho khả năng mang thai. Mỗi tháng, một trong 2 buồng trứng giải phóng một quả trứng (quá trình này được gọi là rụng trứng). Bên cạnh đó, nội tiết tố bên trong cơ thể sẽ diễn ra một vài quá trình thay đổi để chuẩn bị cho khả năng mang thai.

Quá trình rụng trứng diễn ra mà trứng không được thụ tinh, niêm mạc tử cung sẽ bong ra qua âm đạo. Đây là thời kỳ kinh nguyệt.

Chu kỳ kinh nguyệt được tính từ ngày đầu tiên của kỳ kinh này đến ngày đầu tiên của kỳ kinh tiếp theo, khác nhau ở mọi phụ nữ. Kinh nguyệt có thể xảy ra sau mỗi 21 – 35 ngày và một kỳ kinh có thể kéo dài từ 2 đến 7 ngày. Chu kỳ kinh nguyệt có xu hướng rút ngắn và trở nên đều đặn hơn khi bạn già đi.

Trễ kinh là gì?

Trong y học, trễ kinh còn được gọi là vô kinh, các nhà khoa học chia vô kinh thành 2 loại: Vô kinh nguyên phát và vô kinh thứ phát.

  • Vô kinh nguyên phát: Tình trạng nữ giới trên 15 tuổi nhưng chưa từng có kinh, nguyên nhân có thể do di truyền hay gặp một bệnh lý nào đó
  • Vô kinh thứ phát: Là tình trạng chị em không có kinh trong 3 chu kì liên tiếp

Nguyên nhân trễ kinh nhưng không có dấu hiệu mang thai

Như đã biết trễ kinh được chia làm hai loại. Những nguyên nhân mà chúng tôi đề cập dưới đây chủ yếu thiên về vô kinh thứ phát. Vì tính chất phổ biến và đây là trường hợp mà nhiều chị em hay mắc phải.

Căng thẳng, áp lực

Ảnh hưởng của căng thẳng đối với kỳ kinh nguyệt
Ảnh hưởng của căng thẳng đối với kỳ kinh nguyệt

Khi cơ thể phụ nữ chịu áp lực lớn dẫn đến căng thẳng sẽ dễ gây ra tình trạng vô kinh. Tình trạng này được gọi là vô kinh vùng dưới đồi

Một nghiên cứu năm 1994, qua phân tích máu ở 169 người phụ nữ bị vô kinh do mức LH và FSH trong máu thấp hơn bình thường. Hiệp hội Y học Bắc Kinh nhận thấy, các trường hợp mắc bệnh do cơ năng chiếm 87%. Ví dụ: Phụ nữ sau khi trải qua thay đổi về môi trường sống hay bị các kích thích thần kinh (như thất tình, thi trượt, cha mẹ qua đời, công việc không thuận lợi,…) hoặc bị kích thích thể chất (như mắc bệnh nặng, phẫu thuật, ngoại thương,…) đã bị vô kinh. Người bị nhẹ có thể tự hồi phục sau một thời gian, nặng tình hình có thể kéo dài.

Cơ thể bị suy dinh dưỡng, trọng lượng thấp

Cơ thể bị suy dinh dưỡng sẽ kéo theo lượng calo trong cơ thể thấp không đủ đáp ứng các cơ quan trong cơ thể trong đó có vùng dưới đồi. Vùng dưới đồi bị thiếu chất dinh dưỡng sẽ không đủ khả năng hoạt động để tiết ra các nội tiết tố cần thiết để xây dựng niêm mạc tử cung. Đó là một trong những nguyên nhân làm cơ thể bị vô kinh thứ phát.

Cơ thể bị tăng cân đột ngột

Khi phụ nữ tăng cân đột ngột thì cơ thể sẽ tăng bài tiết hormone estrogen. Hàm lượng cao estrogen sẽ làm lớp nội mạc tử cung phát triển quá mức và không ổn định. 

Vì thế việc ép cơ thể giảm cân đột ngột là nguyên nhân phổ biến dẫn đến trễ kinh, nên duy trì thói quen ăn uống khoa học kết hợp thể dục thể thao để chị em có một sức khỏe tốt.

Thể dục thể thao thường xuyên
Thể dục thể thao thường xuyên

Rối loạn tuyến giáp

Tuyến giáp có chức năng điều chỉnh quá trình trao đổi chất, sinh sản, tạo năng lượng và duy trì các hệ thống liên kết. Phụ nữ bị các vấn đề về tuyến giáp như cường giáp hay suy giáp thì ảnh hưởng đáng kể đến chu kỳ kinh nguyệt.

PCOS (buồng trứng đa nang)

Hội chứng buồng trứng đa nang đặc trưng bởi sự hình thành các u nang nhỏ trong buồng trứng và các khu vực liên quan. Một số triệu chứng cổ điển của PCOS bao gồm trễ kinh, các vấn đề liên quan đến khả năng sinh sản, giảm cân,… Nguyên nhân của bệnh chủ yếu là do sự mất cân bằng hormone sinh dục nữ estrogen và progesterone.

Tác dụng phụ của biện pháp kiểm soát sinh đẻ

Sử dụng các loại thuốc ngừa thai hoặc sử dụng dụng cụ tử cung có thể gây mất kinh như một tác dụng phụ, tình trạng này vô hại. Sử dụng các loại thuốc ngừa thai liều thấp ảnh hưởng và làm chu kỳ kinh nguyệt bị rối loạn và đôi khi gây vô kinh.

Mãn kinh sớm

Mãn kinh sớm gây vô kinh
Mãn kinh sớm gây vô kinh

Các triệu chứng liên quan đến mãn kinh sớm bao gồm bốc hỏa, khô âm đạo, đổ mồ hôi nhiều vào ban đêm,… khi phụ nữ bước qua U40. Mãn kinh sớm hay suy buồng trứng sớm thường gây ra tình trạng có kinh nhưng không có thai. Khi gặp phải trường hợp trên không cần quá lo lắng chỉ cần tham khảo ý kiến của bác sĩ phụ khoa để điều trị nhanh chóng.

Tập thể dục quá mức

Những người phụ nữ là vận động viên thường xuyên tập thể dục thể chất nhiều hơn bình thường có nguy cơ gặp phải tình trạng vô kinh cao hơn. Cơ thể bị căng thẳng quá mức trong thời gian dài có thể bị rối loạn tiết tố. Một số biểu hiện cho việc tập thể dục quá sức có thể kể đến là giảm ham muốn tình dục và giảm cân nhanh chóng. Bên cạnh đó, bị bệnh nhưng vẫn làm việc trong thời gian dài sẽ làm tăng nguy cơ trễ kinh.

Phụ nữ trong giai đoạn cho con bú

Prolactin là một chất nội tiết của nữ được tiết ra từ tuyến vú để sản xuất sữa cho con bú, chất này có tác dụng ngăn chặn quá trình rụng trứng của người mẹ. Đó là nguyên nhân dẫn đến phụ nữ đang cho con bú thường bị trễ kinh. Trường hợp trễ kinh do Prolactin không quá nguy hiểm, kinh nguyệt sẽ trở lại sau sáu đến tám tháng khi con cai sữa. Tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu sau khoảng thời gian cai sữa của con mà kinh nguyệt chưa trở lại bình thường.

Bệnh mãn tính

Bất kỳ bệnh mãn tính nào nếu không điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cơ thể, chúng thường gây ra các cảm giác căng thẳng mệt mỏi và đặc biệt với nữ căng thẳng lâu ngày sẽ gây ra trễ kinh.

Ví dụ bệnh celiac đặc trưng bởi không dung nạp gluten. Dựa trên các kết quả lâm sáng thì nhiều bác sĩ nhận thấy phụ nữ khi không điều trị celiac thường xuyên thì thường bị vô kinh kèm theo.

Thuốc tránh thai

Sử dụng một số loại thuốc tránh thai là lý do phổ biến dẫn đến trễ kinh nhưng không có dấu hiệu mang thai. Đôi khi, bạn có thể thấy hiện tượng chảy máu khi dùng thuốc tránh thai, bạn lầm tưởng đó là kỳ kinh nguyệt nhưng thực ra nó là một kỳ kinh giả do thuốc gây ra, để làm cho cơ thể tương thích với việc sử dụng thuốc.

Xem thêm

Khối u tuyến yên

Tuyến yên có chức năng sản xuất nhiều hormone với vai trò điều tiết. Một khối u trong tuyến yên (thường không phải là ung thư) dẫn đến hormone estrogen cao quá mức bình thường gây trở ngại cho kinh nguyệt. Phụ nữ khi dính vào trường hợp này cần phẫu thuật nhanh để loại bỏ khối u.

Thay đổi thời gian biểu một cách đột ngột

Thay đổi lịch trình bình thường như thay đổi giấc ngủ thường xảy ra khi đi du lịch làm ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt.

Chất kích thích

Các chất kích thích ảnh hưởng đến kỳ kinh nguyệt của chị em
Các chất kích thích ảnh hưởng đến kỳ kinh nguyệt của chị em

Phụ nữ sử dụng rượu bia quá mức sẽ ảnh hưởng đến hormone sinh dục bên trong cơ thể, gây ra các hiện tượng rối loạn kinh nguyệt, trong đó phổ biến nhất là trễ kinh.

Thói quen hút thuốc lá thường xuyên cũng là nguyên nhân gây trễ kinh ở nữ giới. Trong thuốc lá có một hàm lượng cao chất nicotin ảnh hưởng xấu đến các cơ quan ở vùng chậu, làm giảm lượng oxy phân phối đến khu vực xương chậu, từ đó ảnh hưởng tới sự phát triển bình thường của niêm mạc tử cung.

Ngoài ra, hút thuốc lá còn dẫn đến một vài vấn đề bất thường ở ống dẫn trứng, về lâu về dài làm giảm số lượng và chất lượng của trứng thậm chí nặng nhất có thể gây vô sinh.

Chị em hãy thật cân nhắc trong việc hút thuốc, nếu được thì không nên hút để bớt ảnh hưởng đến chức năng phát triển bình thường của cơ thể về sau.

Chị em cần làm gì khi thấy mình bị trễ kinh

Trễ kinh khi không mang thai thì nên làm gì để kinh nguyệt trở lại? Đây là một câu hỏi thường gặp nhất và câu trả lời phụ thuộc nhiều vào nguyên nhân. Đầu tiên cần xác định nguyên nhân sau đó điều chỉnh phương pháp điều trị cụ thể để lấy lại kinh nguyệt.

  • Đối với PCOS, thì liệu pháp nội tiết tố thường được chỉ định để điều trị
  • Giữ cân nặng ở mức hợp lý. Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh thường xuyên lựa chọn các loại thực phẩm rau quả tươi sống để kinh nguyệt có thể trở lại bình thường
  • Một vài trường hợp bác sĩ khuyên bạn chỉ cần đợi một thời gian kinh nguyệt sẽ tự xuất hiện trở lại
  • Nếu nguyên nhân trễ kinh là cho con bú thì kinh nguyệt sẽ tự trở lại khi con bạn đã cai sữa 
  • Loại bỏ các chất kích thích và các yếu tố gây căng thẳng lên cơ thể
  • Đối với tình trạng nghiêm trọng của suy buồng trứng thì cơ thể rất khó để phục hồi trở lại như bình thường

Trễ kinh nhưng không có dấu hiệu mang thai có nhiều nguyên nhân gây ra. Tuỳ vào từng trường hợp, nó sẽ có nhiều cách điều trị khác nhau. Khi bị tình trạng trễ kinh trong thời gian dài, lời khuyên là bạn nên đi đến các cơ sở y tế để kịp thời chẩn đoán nguyên nhân và điều trị dứt điểm.